Mang thai 9 tháng 10 ngày, làm thế nào để mẹ biết em bé nằm trong bụng đang khỏe mạnh? Đây đang là mối quan tâm của rất nhiều bà mẹ hiện nay. Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi sẽ giúp em biết được điều này.
Xem thêm:
Tốc độ phát triển của bé trai khác bé gái, tốc độ của mỗi thai nhi cũng khác nhau. Nó phụ thuộc vào rất nhiềy yếu tố: Khả năng hấp thụ của bé, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi của mẹ... Tuy nhiên vẫn có những chuẩn mực nhất định được bác sĩ và các nhà nghiên cứu đưa ra để xác định sức khỏe và sự phát triển của bé.
Thông qua mỗi buổi thăm khám định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra những chỉ số phát triển của thai nhi theo từng tuần cụ thể. Mỗi lần như vậy, bác sĩ đều cung cấp cho bạn thông tin về chiều cao, cân nặng của thai nhi để giúp mẹ biết chắc chắn tình hình phát triển của thai nhi và có những điều chỉnh hợp lý.
Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần (Dựa theo số liệu của WHO 2019 cung cấp)
Mỗi giai đoạn, thai nhi sẽ được áp dụng những chuẩn mực đo khác nhau:
- Trước 20 tuần tuổi: Chiều dài của bé được đo từ đầu đến mông (hay còn gọi là chiều dài đầu mông). Do thời điểm này, em bé trong bụng mẹ thường nằm trong tư thế cuộn tròn, bác sĩ rất khó để xác định chính xác chiều dài của bé. Thường những tuần đầu cân nặng của thai nhi chưa được quan tâm nhiều lắm. Vì lúc này thai nhi trong giai đoạn hình thành bộ phận cơ thể, cân nặng chưa đánh giá được nhiều tốc độ phát triển của bé.
- Từ tuần 20 đến tuần 30: Chiều dài của thai nhi được đo từ đầu đến gót chân. Lúc này cân nặng của thai nhi bắt đầu được nhiều mẹ quan tâm. Kích thước cũng bé cũng đang tăng dần lên theo từng tuần.
- Từ tuần thú 30: Tốc độ tăng trưởng của thai nhi đã thấy rõ rệt. Mỗi lần đi khám, mẹ sẽ thực sự vui mừng khi nhìn thấy con qua hình ảnh máy siêu âm, có lúc thấy con cười, mếu, mút tay...và chỉ số chiều cao, cân nặng cũng được bác sĩ đưa ra khá chính xác.
Tuy nhiên, toàn bộ chỉ số theo WHO đưa ra năm 2019 chỉ để mẹ tham khảo, mẹ không nên quá cứng nhắc, áp đặt mức cân nặng chuẩn thai nhi cho em bé của mình. Bởi tốc độ phát triển của từng bé là khác nhau, có bé phát triển mạnh vào những tuần cuối trước khi chào đời, có bé lại phát triển mạnh giai đoạn giữa nhưng giai đoạn cuối lại chậm hơn mức chuẩn. Đừng vội lo lắng mà hay nghe cơ thể mình, nghe theo lời khuyên của bác sĩ thăm khám.
Tuần tuổi | Chiều dài | Cân nặng |
Tuần thứ 8 | 1.6cm | 1gr |
Tuần thứ 9 | 2.3cm | 2gr |
Tuần thứ 10 | 3.1cm | 4gr |
Tuần thứ 11 | 4.1cm | 7gr |
Tuần thứ 12 | 5.4cm | 14gr |
Tuần thứ 13 | 7.4cm | 23gr |
Tuần thứ 14 | 8.7cm | 43gr |
Tuần thứ 15 | 10.1cm | 70gr |
Tuần thứ 16 | 11.6cm | 100gr |
Tuần thứ 17 | 13cm | 140gr |
Tuần thứ 18 | 14.2cm | 190gr |
Tuần thứ 19 | 15.3cm | 240gr |
Tuần thứ 20 | 16.4cm | 300gr |
Tuần thứ 21 | 25.6cm | 360gr |
Tuần thứ 22 | 27.8cm | 430gr |
Tuần thứ 23 | 28.9cm | 501gr |
Tuần thứ 24 | 30cm | 600gr |
Tuần thứ 25 | 34.6cm | 660gr |
Tuần thứ 26 | 35.6cm | 760gr |
Tuần thứ 27 | 36.6cm | 875gr |
Tuần thứ 28 | 37.6cm | 1005gr |
Tuần thứ 29 | 38.6cm | 1153gr |
Tuần thứ 30 | 39.9cm | 1319gr |
Tuần thứ 31 | 41.1cm | 1502gr |
Tuần thứ 32 | 42.4cm | 1702gr |
Tuần thứ 33 | 43.7cm | 1918gr |
Tuần thứ 34 | 45cm | 2146gr |
Tuần thứ 35 | 46.2cm | 2383gr |
Tuần thứ 36 | 47.4cm | 2622gr |
Tuần thứ 37 | 48.6cm | 2859gr |
Tuần thứ 38 | 49.8cm | 3083gr |
Tuần thứ 39 | 50.7cm | 3288gr |
Tuần thứ 40 | 51.2cm | 3462gr |
Cân nặng chuẩn của thai nhi phụ thuộc vào nhiều yếu tố
- Yếu tố di truyền: là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi
- Chế độ ăn của mẹ bầu: Mẹ bầu nên ăn gì và không nên ăn gì. Thai nhi phát triển từng ngày do nhận nguồn dinh dưỡng từ mẹ. Ngoài ra các mẹ có thể tìm hiểu Bà bầu ăn gì để con thông minh từ trong bụng mẹ? hay ăn gì để con da trắng, môi hồng...
- Sức khỏe của mẹ bầu: Nếu mẹ bị tiểu đường, béo phí thì khả năng sinh con lớn, cân nặng vượt chuẩn cũng rất dễ xảy ra.
- Khả năng tăng cân của mẹ: Cân nặng của mẹ cũng thường tỷ lệ thuận với cân nặng của thai nhi. Mẹ lên cân nhiều rất cáo khả năng phải sinh mổ vì thai nhi quá to.
- Số lượng thai nhi trong bụng mẹ: Trường hợp mẹ sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn, cân nặng của từng thai nhi cũng sẽ khác nhau và có thể thấp hơn bình thường.
Thai nhi phát triển nhanh hơn tuổi thai, mẹ cần lưu ý những gì?
Thai nhi quá lớn có thể gây cho mẹ những khó khăn nhất định trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì ở thai nhi cũng rất dễ xảy ra. Chính vì thế, trường hợp thai nhi có chiều dài hơn 3cm so với mức bình thường bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, kiểm tra và tìm nguyên nhân.
Thai nhi phát triển nhanh cũng sẽ gây cho mẹ nhiều mệt mỏi, nặng nề. Nhưng chỉ sau khi sinh bé ra, những vấn đề đấy sẽ dần mất hẳn nên mẹ đừng quá lo lắng.
Hay nghe bác sĩ thăm khám, tư vấn nếu thai nhi có sự chênh lệch nhiều so với chuẩn
Thai nhi phát triển chậm hơn tuổi thai
Với trường hợp này, bác sĩ cũng sẽ phải can thiệp nếu có sự chênh lệch 3cm so với mức trung bình. Chức năng hoạt động của nhau thai, dây rốn có vấn đề gì không, chế độ dinh dưỡng của mẹ ra sao, tinh thần hiện tại của mẹ bầu...Tất cả sẽ được chú ý và giám sát theo dõi để đánh giá thai nhi và có điều chỉnh phù hợp.
Quá trình mang thai có thể gây ra cho mẹ quá nhiều mệt mỏi, tinh thần không được thoải mái. Song, vì sức khỏe của con, các mẹ bầu hãy tự học cách làm mình lạc quan để tránh tình trạng rơi vào trầm cảm. Dinh dưỡng cũng quyết định khá lớn trọng lượng của thai nhi. Ngay sau khi hết giai đoạn ốm nghén, mẹ hãy cố gắng chăm sóc sức khỏe mình thật tốt nhé.
Cân nặng của thai nhi có ảnh hưởng bởi cân nặng của mẹ?
Như nuoidaycon.com.vn đã nói ở trên, mức tăng cân của mẹ sẽ có ảnh hưởng nhất định tới cân nặng của thai nhi. Nếu mẹ bầu tăng cân quá ít, rất có thể thai nhi không nhận đủ được chất dinh dưỡng tối thiểu phục vụ cho quá trình phát triển của mình. Ngược lại, mẹ tăng cân quá nhiều, con cũng có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì và khả năng sinh mổ cao hơn bình thường.
Tăng từ 10-12kg là mức tăng cân tốt trong suốt quá trình mẹ mang thai bé. Trong 3 tháng đầu, mẹ thường chỉ tăng 1.5-2kg, nhưng với những mẹ đang ốm nghén có thể mẹ bị giảm cân. Nhưng điều này cũng không quá đáng lo, vì thai nhi vẫn phát triển bình thường và mẹ sẽ tăng cân trở lại ngay sau đó.