Bà bầu bị ngứa bụng có được gãi không?

Quyến Bùi
Đăng vào 24/09/2019
1790 lượt xem
Bà bầu bị ngứa bụng có được gãi không?, 13 rm_ratings 13 rm_ratings
4.44/5 - Có 13 Bình chọn

Bà bầu bị ngứa bụng có được gãi không? là câu hỏi thường gặp của các mẹ bầu. Có mẹ bị hiện tượng này ngay từ những tuần đầu của thai kỳ, có mẹ bị vào thời kỳ cuối. Tuy nhiên, các bà bầu đều có chung một cảm giác khó chịu, bức bối khó tả.

Nguyên nhân bị ngứa bụng ở bà bầu? Cách phòng tránh, khắc phục như thế nào?... Hãy cùng nuoidaycon.com.vn tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Bà bầu bị ngứa bụng có được gãi không?

Hiện nay, có rất nhiều bà bầu gặp phải tình trạng ngứa. Không chỉ ngứa ở vùng bụng, nhiều mẹ bầu còn bị ngứa ở chân, tay, ngực...Mặc dù ngứa không gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng gây cho mẹ cảm giác rất khó chịu. Nuoidaycon.com.vn khuyên bạn: Khi bị ngứa, bạn có thể gãi nhưng nên cố gắng xoa nhẹ nhàng để giảm cảm giác ngứa, chứ đừng nên gãi quá mạnh. Các triệu chứng ngứa sẽ hết ngay sau khi mẹ sinh em bé nên mẹ hoàn toàn yên tâm nhé.

nhung-nguyen-nhan-khien-ba-bau-bi-ngua-bung-va-cach-khac-phuc-voh

Bà bầu bị ngứa bụng gây nhiều khó chịu

Nguyên nhân bà bầu bị ngứa bụng

Như đã đề cập ở rất nhiều bài viết khác, quá trình mang thai khiến cơ thể bà bầu thay đổi rất nhiều. Các hormone trong cơ thể, nội tiết tố ...thay đổi làm tính cách, cơ thể mẹ có nhiều biến chuyển. Điều này cũng là nguyên nhân chính gây nên ngứa bụng ở các bà bầu.

  • Hormone cơ thể thay đổi: Hormone estrogen được thay đổi rất nhiều trong suốt quá trình mang thai. Điều này lý giải tại sao nhiều mẹ bụng không bị rạn hoặc đang mang thai ở những tuần đầu cũng đã bị ngứa bụng. Tình trạng ngứa bụng càng đặc biệt xảy ra ở tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ). Khi này, cân nặng mẹ bầu tăng lên rõ rệt, toàn bộ lớp da trên cơ thể bị kéo căng nhanh trong thời gian ngắn. Đặc biệt kích thước của bụng mỗi ngày một to để đảm bảo chỗ phát triển của thai nhi. Đây là nguyên nhân thường gặp ở các bà bầu bị ngứa bụng.
  • Có tiền sử bệnh về da: Bệnh về da là bệnh thường gặp, nhiều bạn bị các bệnh này từ khi chưa mang bầu. Khi mang bầu, do tác động của kích ứng da, việc bị ngứa sẽ xảy ra thường xuyên và khó chịu hơn. Có thể bạn sẽ thấy xuất hiện những vết đỏ xuất hiện quanh rốn rồi lan ra khắp bụng và các bộ phận khác: lưng, chân tay.
  • Rạn da: Rạn da là triệu chứng thường thấy ở bà bầu. Tuy nhiên do cơ địa mỗi người khác nhau nên mức độ rạn da cũng khác nhau. Có người rạn trắng, có người rạn đen và kích thước các vết rạn cũng khác nhau. Rạn da là hậu quả của việc da bị căng quá, khả năng đàn hồi kém. Điều này gây nên ngứa ở vùng bụng, đặc biệt là bụng dưới.
  • Dị ứng: Nếu bạn chưa từng bị các bệnh về da, chưa tình có hiện tượng ngứa trước đây, Bạn nên nghĩ ngay đến dị ứng. Dị ứng có nhiều loại: dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết, dị ứng lông động vật... Bạn hãy cố tìm ra nguyên nhân trong lịch sinh hoạt trong ngày của mình và theo dõi xem liệu mình có bị ngứa do dị ứng không nhé. Trường hợp cần thiết bạn có thể tìm đến các chuyên gia, bác sĩ để có lời khuyên chính xác.

Kết quả hình ảnh cho ba bau dị ứng

Bà bầu bị dị ứng gây ngứa bụng

  • Căng thẳng: Tinh thần luôn là yếu tố hàng đầu để mẹ khỏe và trải qua quá trình mang thai vui vẻ, lạc quan. Cảm giác căng thẳng, stress sẽ khiến mẹ mệt mỏi, chán nản và làm tăng cảm giác ngứa.
  • Các bệnh lý khác: Trong quá trình mang thai, mẹ cũng có khả năng bị các bệnh về da mà trước đây chưa từng bị. Thủy đậu cũng là một bệnh gặp thường xuyên ở bà bầu và gây ngứa ngáy khó chịu. Với bệnh thủy đậu, mẹ đặc biệt lưu ý vì đây là căn bệnh dễ gây dị tật cho thai nhi.

Làm gì khi mẹ bầu bị ngứa bụng

Không ai có thể khẳng định 1 phương pháp để mẹ chữa hẳn chứng ngứa bụng. Tuy nhiên, để giảm hiện tượng này thì có nhiều phương pháp cho bà bầu áp dụng hàng ngày và không ảnh hưởng đến thai nhi.

1. Dưỡng ẩm hàng ngày

Dưỡng ẩm là biện pháp tăng khả năng đàn hồi cho da, xoa dịu da khỏi các cơn ngứa ngáy hàng ngày. Khi mang thai, bạn thường xuyên phải đối diện với tình trạng khô da, do bụng bà bầu có sự giãn nở lớn. Mẹ bầu có thể tìm cho mình một loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho bà bầu. Ngoài ra, mẹ có thể dùng các sản phẩm thiên nhiên: dầu dừa, dầu olive...Sau khi tắm là thời điểm tốt nhất để mẹ cấp ẩm cho da.

2. Uống nhiều nước

Nước luôn là cần thiết cho bà bầu, Bạn nên uống 2-3 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra bà bầu nên có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Bạn nên ăn các loại thức ăn giàu vitamin A, D và hạn chế đồ ăn cay nóng.

Kết quả hình ảnh cho ba bau uong nuoc

Uống đủ nước để giảm tình trạng ngứa bụng

3. Tập thể dục thường xuyên

Nếu bạn đang nghĩ mang bầu phải nhẹ nhàng làm sao có thể tập thể dục hàng ngày, thì bạn đang sai lầm nhé. Vời thời kỳ mang thai, bạn hoàn toàn có thể tập các động tác nhẹ nhàng. Việc làm này sẽ giúp mẹ bầu lưu thông máu hiệu quả và tăng đàn hồi cho đa, giảm triệu chứng ngứa bụng thường gặp.

4. Ngâm chân buổi tối trước khi đi ngủ

Nghe có vẻ vô lý, nhưng ngâm chân buổi tối giúp mẹ thư thái và dễ đi vào giấc ngủ, có giấc ngủ sâu. Điều này sẽ làm giảm cảm giác ngứa bụng cho mẹ bầu. Ngoài ra bạn nên tránh tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, ngoài trời nắng gắt, những nơi bụi bẩn...

5. Hạn chế gãi khi ngứa

Khi bị ngứa, bạn càng gãi thì bạn lại càng tạo nên ngứa. Gãi là việc làm gây kích thích da gây ngứa ngáy hơn. Bạn nên dùng một chiếc khăn ấm chườm lên da, hay đơn giản chỉ lấy tay xoa nhẹ vào vùng bị ngứa. Túi chườm mát hoặc túi chườm ấm đều có tác dụng trong trường hợp này.

6. Giữ sạch cơ thể

Mọi biện pháp đều trở nên vô nghĩa nếu mẹ không giữ cơ thể mình sạch sẽ. Các bụi bẩn bám trên da lâu dần cũng sẽ tạo mẩn ngứa cho mẹ, trường hợp nặng mẹ có thể nổi nốt đỏ. Vậy nên việc tắm rửa hàng ngày, giữ cơ thể sạch sẽ là việc làm rất cần thiết. Bạn có thể sử dụng sữa tắm có độ dưỡng ẩm cao hàng ngày để hạn chế độ khô của da.

Việc làm nên tránh

Ngoài các cách chăm sóc cơ thể để hạn chế tình trạng ngựa bụng, bà bầu lưu ý tránh các việc làm dưới đây:

  • Tắm nước nóng: Nước nóng hoặc nhiệt độ cao sẽ làm kích ứng da, kích thích ngứa trên da. Nước nóng cũng làm cho bề mặt da của mẹ bị khô, nứt nẻ
  • Gãi ngứa: Việc gãi ngữa chỉ làm mẹ tạm dừng cơn ngứa ở thời điểm hiện tại, nhưng ngay sau đó, bề mặt da của bạn sẽ ngứa nhiều hơn. Nếu bạn làm việc này thường xuyên, rất có thể bạn sẽ làm tổn thương da: xước, chảy máu...
  • Tự điều trị: Ngựa bụng có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Khi mẹ chưa chắc chắn nguyên nhân ngứa thì đừng nên tự mua thuốc điều trị. Dùng thuốc sai bạn không những không khiến cơ thể hết ngứa mà còn làm hại bề mặt da.

Chắc hẳn, với nội dung mà nuoidaycon.com.vn đưa ra cho mẹ ở trên mẹ bầu đã có thể giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: Bà bầu bị ngứa có được gãi không? Chúng tôi mong muốn được sát cánh bên mẹ và em bé. Nếu bạn có vướng mắc gì, hãy để lại thông tin và đồng hành cùng nuoidaycon.com nhé. Chúc hai mẹ con khỏe mạnh!

Tags:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN