Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu, dấu hiệu thai ngược

Quyến Bùi
Đăng vào 11/09/2019
792 lượt xem
Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu, dấu hiệu thai ngược, 3 rm_ratings 3 rm_ratings
4.67/5 - Có 3 Bình chọn

Khi được thụ thai và phát triển trong nhiều tuần sau đấy, Thai nhi của mẹ sẽ quay mông xuống tử cung. Nhưng ở những giai đoạn cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ quay đầu để chuẩn bị cho quá trình chào đời của mình. Liệu mẹ có đang quan tâm thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? Dấu hiệu thai ngược là gì?

Thai nhi quay đầu là một hành động cần thiết để bé dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ. Thời điểm thai nhi quay đầu có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố: số lần sinh con, tình trạng sức khỏe của mẹ, của con. Song đa phần ở một khoảng thời gian nhất định, thai nhi sẽ có sự thay đổi này. Hãy cùng nuoidaycon.com.vn tìm hiểu những dấu hiệu bình thường và bất thường dưới đây nhé.

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Thông thường, thai nhi có dấu hiệu quay đầu ở mốc tuần thứ 30. Nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng nếu 30 tuần bé chưa quay đầu. Theo số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 25% thai nhi chưa thực hiện quay đầu ở tuần 30; có khoảng 6% thai nhi chưa quay đầu ở tuần 36, và có khoảng 3% thai nhi chưa quay đầu ở tuần 40.

Thời điểm quay đầu của thai nhi đôi khi tùy thuộc vào số lần mẹ mang thai. Những mẹ mang thai lần đầu, thường thai nhi sẽ quay đầu xuống chậm nhất là tuần 34-35. Tuy nhiên, với những mẹ mang thai lần 2 trở đi, chúng ta thường thấy nhiều trường hợp thai nhi quay đầu ở tuần 36-37. Hoặc có nhiều thai nhi quay đầu sớm ở tuần 28.

Kết quả hình ảnh cho ngoi thai thuan

Hình ảnh ngôi thai thuận (thai nhi quay đầu thành công)

Dấu hiệu thai ngược?

Ngôi thai ngược là hiện tượng thai nhi không đưa đầu xuống dưới phía tủ cung của mẹ. Cho đến giai đoạn chuẩn bị sinh, em bé vẫn cho tư thế mông phía dưới. Điều này gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở của mẹ. Do đó với những trường hợp ngôi thai ngược này, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sinh mổ.

Kết quả hình ảnh cho ngoi thai nguoc

Các vị trí ngôi thai ngược thường gặp

Những vấn đề gặp phải khi thai nhi không quay đầu?

Thông thường, khi 32 tuần mẹ đi siêu âm dị tật thai nhi thì bác sĩ sẽ thăm dò để xác định tư thế nằm của thai nhi. Nhưng nếu thai nhi chưa quay đầu, bạn cũng chưa cần lo lắng, vì nhiều bé quay đầu khi 36 tuần.

Trường hợp thai nhi không quay đầu hoặc quay đầu nhưng phần gáy quay về cột sống cả mẹ (gọi là ngôi sau), mẹ sẽ có nguy cơ gặp phải: chuyển dạ khó khăn, khả năng sinh mổ cao, có cảm giác đau lưng nhiều. Với những thai nhi như trường hợp này, mẹ hãy nghe tư vấn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên chính xác nhất.

Thai nhi không quay đầu, mẹ cần làm gì?

Mặc dù cách làm nuoidaycon.com.vn đưa ra cho mẹ dưới đây chưa được kiểm chứng khoa học nào công nhận. Tuy nhiên, đã có nhiều mẹ áp dụng thành công và phương pháp này không gây ảnh hưởng gì đến mẹ và em bé trọng bụng. Các mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng nhé. Chúc 2 mẹ con thành công

Tập thể dục:

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu nên thường xuyên tập các bài thể dục nhẹ nhàng dành riêng cho bà bầu. Đặc biệt từ tuần 37 trở đi, mẹ bầu nên sử dụng cả tay và chân cho bài tập hông để dễ dàng sinh nở. Với những mẹ bầu ngôi thai ngược, viẹc tập đều đặn 2 lần/tuần cũng có tác dụng kích thích thai nhi quay đầu.

Nằm đúng tư thế

Chưa có nghiên cứu nào khẳng định, tư thế nằm nghiêng hay nằm ngửa sẽ làm thai nhi khó quay đầu. Song các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái. Tư thế này sẽ giúp tăng tuần hoàn máu đến thai nhi.

Với những trường hợp ngôi thai không thuận, các bác sĩ sẽ có tư vấn và biện pháp chuyên khoa để hỗ trợ bạn thực hiện kỹ thuật xoay ngôi thai trong điều kiện thích hợp hay chỉ định sinh mổ. Do vậy, nếu bạn đang mang thai trong trường hợp này, bạn nên đi khám định kỳ và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Nguyên dân dẫn đến ngôi thai ngược?

Có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quay đầu của thai nhi (ngôi thai ngược) như: Nhau thai nằm không đúng vị trí, khung chậu của mẹ hẹp, tử cung bị dị dạng...Ngoài ra còn có một vài nguyên nhân hiếm gặp như: Dây rốn quá ngắn làm cản trở sự di chuyển của thai nhi, thai nhi quá nhỏ để có thể di chuyển tự do trong tử cung. Hoặc đơn giản là trong những trường hợp sinh non, chúng ta cũng thường thấy hiện tượng ngôi thai ngược.

Tags:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN