Để đảm bảo sức khỏe của bé con lớn lên mỗi ngày một cách khỏe mạnh. Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn và có lối sống khoa học; thì tất cả mẹ bầu cần nhớ lịch khám thai định kỳ để theo dõi tình hình sức khỏe của bé yêu; và đảm bảo mẹ khỏe, bé phát triển tốt từ giai đoạn phôi thai cho đến khi sinh. Dưới đây là các mốc khám thai định kỳ quan trọng cho bà bầu. Các mẹ bầu hãy ghi nhớ và khám thai đầy đủ để mẹ và bé cùng được theo dõi sức khỏe tốt nhất. Đồng thời, sớm phát hiện, khắc phục và phòng ngừa những bất thường xảy ra.
Xem thêm:
1. Khám thai định kỳ là gì?
Khám thai định kỳ là phương pháp tốt nhất giúp theo dõi sức khỏe thai phụ và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ một cách khoa học. Khám thai định kỳ giúp kịp thời phát hiện những vấn đề về sức khỏe hay bất thường của thai nhi. Từ đó có biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế biến chứng thai nhi và hạn chế ảnh hưởng lên sức khỏe mẹ bầu.
Khi khám thai nhi định kỳ, các bác sĩ sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để xét nghiệm thai nhi. Tùy từng vào tuần tuổi thai, bác sĩ sẽ dùng phương pháp xét nghiệm phù hợp, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Nhiều thống kê chỉ ra rằng, mẹ bầu tuân thủ lịch khám thai định kỳ có tỷ lệ thai nhi tử vọng thấp hơn 5 lần.
Đối với mỗi giai đoạn thai kỳ, việc thăm khám thai giúp bác sĩ nắm được bé yêu trong bụng mẹ có phát triển bình thường không, có dấu hiệu dị tật gì không. Bé con có đang nhẹ cân hay tình trạng nước ối có vấn đề, dựa vào những kết quả đó mẹ bầu sẽ được bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung khoáng chất qua thực phẩm chức năng… Nhờ đó, cả mẹ bầu và bé con đều được khỏe mạnh.
2. Tại sao mẹ bầu cần khám thai định kỳ
Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu nên được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất thông qua việc khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Khám thai định kỳ trong thời kỳ mang thai là việc làm quan trọng mà mẹ bầu không được bỏ qua bởi:
- Giúp thai phụ nắm rõ tình hình phát triển của mẹ và thai nhi thông qua các lần khám thai.
- Được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hay những điều cần tránh khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh.
- Thông qua việc khám thai định kỳ, sẽ giúp bác sỹ phát hiện được các nguy cơ tiềm ẩn quan đến dị tật thai nhi nhằm có biện pháp xử lý kịp thời cho từng trường hợp.
- Tỷ lệ những đứa trẻ được sinh ra từ các mẹ bầu không khám thai thường có trọng lượng nhẹ hơn so với các mẹ bầu thường xuyên khám thai.
- Tính chính xác của kết quả xét nghiệm chỉ ở trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu thai phụ không đi khám thai định kỳ đúng mốc quy định, kết quả thăm khám có thể sai lệch, không chuẩn xác.
3. Các mốc khám thai định kỳ quan trọng cho bà bầu
Dưới đây là các mốc khám thai định kỳ quan trọng mà bà bầu không nên bỏ qua. Cùng tham khảo và ghi nhớ cho thai kỳ của mình nhé!
Khám thai lần đầu tiên (mốc mang thai tuần thứ 5)
Khám thai lần đầu tiên là lần khám thai xác định chính xác bạn đã có thai chưa? Thai đã vào tử cung chưa? Thai đã được bao nhiêu tuần?
Khám thai lần 2 (khi thai nhi khoảng 8 tuần tuổi)
Mốc khám thai này cho biết tình trạng phát triển của thai nhi như thai nhi đã có tim thai chưa? Tuổi thai được bao nhiêu? Dự kiến sinh là ngày nào? Ngoài ra, bác sĩ sẽ chuẩn đoán thai nhi có bất thường gì không? Mẹ bầu sẽ được kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, thử nước tiểu, thử máu,…
Khám thai lần 3 (vào tuần thai thứ 12)
Đây là một trong những mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ qua. Ở lần khám thai này, mẹ bầu sẽ được chỉ định siêu âm 3D hoặc 4D, bác sỹ sẽ sang lọc dị tật thai nhi, đo độ mờ da gáy vfa làm xét nghiệm Double Test để xem thai nhi có nguy cơ mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh ở mức cao hay thấp.
Khám thai lần 3 (tuần thai thứ 16)
Ở thời điểm này, bên cạnh việc siêu âm thai định kỳ, mẹ bầu sẽ trải qua các xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán nguy cơ hội chứng Down và dị dạng nhiễm sắc thể của thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu sẽ được kê toa thuốc bổ để bổ sung Vitamin, DHA hay Canxi,…
Khám thai lần 4 (tuần thai thứ 20-22)
Đây là thời điểm quan trọng để siêu âm hình thái nhằm phát hiện nhằm phát hiện hầu hết những dấu hiệu bất thường (nếu có) của thai nhi như: có bị sứt môi hay dị dạng không, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng, đặc biệt là dấu hiệu về tim cũng như hệ xương để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Lần khám thai 5 (tuần thai thứ 24-26)
Lần khám này bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi sự phát triển của thai nhi, kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối. Bác sĩ sẽ nghiệm pháp dung nạp glucose để kịp phát hiện đái tháo đường.
Khám thai lần 6 (tuần thai thứ 31-32)
Lần khám thai này bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát sức khỏe mẹ, thai nhi, đo nước ối, cân nặng,... để đánh giá về sự phát triển. Ngoài ra, Kiểm tra chuẩn đoán ngôi thai cho thai phụ sẽ được thực hiện vào tuần thứ 31- 32 của thai kỳ. Thai phụ được siêu âm để phát hiện 1 số vấn đề hình thái xảy ra muộn ở thai nhi. Như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não như giãn não thất.
Khám thai lần 7 (tuần thai thứ 36)
Trong lần khám thai này, bác sỹ sẽ theo dõi dopple động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn, khám kiểm tra trọng lượng thai nhi, dự đoán cân nặng sau khi sinh. Làm kiểm tra xem bé có nhận đủ lượng oxy và sự thay đổi của tim thai có tương thích với chuyển động của thai hay không.
Từ tuần thai 36 - 40
Từ giai đoạn này trở đi, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra mỗi tuần 1 lần hoặc bất cứ khi nào đau bụng, ra máu để theo dõi tim thai, cử động thai nhi và xem tình trạng cổ tử cung đã mở hay chưa.
Trên đây là lịch khám thai định kỳ cũng như các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu cầu nắm rõ. Hãy chuẩn bị thật tốt để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!