Trứng vịt lộn từ lâu đã được coi là món ăn giàu dinh dưỡng, chứa hàm lượng sắt lớn, có lợi cho sức khỏe. Bà bầu có được ăn trứng vịt lộn không đang trở thành thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Theo quan niệm xưa, mẹ bầu ăn trứng vịt lộn sẽ giúp con sinh ra có được đôi chân dài, làn da trắng... Tuy nhiên cũng có một số quan điểm lại cho rằng khi mang thai ăn trứng vịt lộn thì con sinh ra sẽ dễ bị hen. Vậy thực tế như nào mới đúng?
Xem thêm:
1. Giải đáp bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?
Theo các chuyên gia về sức khỏe, trứng vịt lộn là món ăn có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, chứa nhiều protein, canxi, phốt pho, sắt cũng như các loại vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C... Tất cả những dưỡng chất này rất cần thiết cho thai nhi. Vậy nên các mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn trứng vịt lộn để tăng cường dưỡng chất, giúp thai nhi luôn khỏe mạnh.
Bà bầu nên bổ sung món ăn hấp dẫn này vào thực đơn hàng ngày của mình để cung cấp nguồn năng lượng dồi dào và dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
2. Lợi ích khi bà bầu ăn trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn mang tới rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể của mẹ và thai nhi như:
2.1. Bổ sung sắt
Theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy, hàm lượng sắt có trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn so với trứng gà. Vậy nên mẹ bầu ăn trứng vịt lộn có thể giúp hạn chế được tình trạng thiếu sắt, thiếu máu trong giai đoạn mang thai. Đồng thời, ăn trứng vịt lộn cũng giúp cho các mẹ bầu có thể giảm được tình trạng hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu.
2.2. Bổ sung vitamin A
Như chúng ta đã biết, vitamin A là dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt đối với các bộ phận như tim, phổi, gam, mắt và hệ thần kinh trung ương. Trong khi đó, trứng vịt lộn có chứa nhiều vitamin A tự nhiên, mẹ bầu khi ăn trứng vịt lộn sẽ giúp bổ sung các dưỡng chất này, rất tốt cho cơ thể và sự phát triển của thai nhi.
2.3. Bổ sung canxi
Canxi vốn là loại dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của xương khớp thai nhi cũng như giúp các mẹ bầu có thể phòng tránh được các tình trạng tê mỏi chân tay, chuột rút, cách triệu chứng của bệnh xương khớp do thiếu canxi trong quá trình mang bầu gây ra. Các chuyên gia dinh dưỡng đã cho biết, 1 quả trứng vịt lộn có chứa khoảng 83mg canxi. Vì vậy khi ăn trứng vịt lộn, các mẹ bầu sẽ bổ sung được một lượng canxi cần thiết, giảm thiệu được các tình trạng trên.
3. Mẹ bầu ăn bao nhiêu trứng vịt lộn sẽ có lợi?
Việc ăn trứng vịt lộn của các mẹ bầu sẽ phụ thuộc vào từng thời kỳ.
3.1. Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ
Thời điểm 3 tháng đầu của thai kỳ, các mẹ bầu thường sẽ bị nghén, việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy các mẹ chỉ nên ăn trứng vịt lộn khi cơ thể cho phép, đảm bảo tránh tình trạng buồn nên trước và sau khi ăn sẽ gây ảnh hưởng tới tâm trạng và cơ thể của mẹ cũng như thai nhi.
Ngoài ra, phần lớn thời gian trong 3 tháng đầu, thai nhi chưa thực sự cần tới dinh dưỡng trực tiếp từ mẹ, bé chỉ cần một lượng nhỏ dưỡng chất qua dây rốn. Chính vì vậy thời điểm này các mẹ bầu nên bổ sung các loại hoa quả, trái cây.
Còn đối với trường hợp các mẹ bầu không bị nghén, có thể ăn uống bình thường thì có thể sử dụng 2-3 quả trứng vịt lộn mỗi tuần. Đặc biệt, mẹ bầu cần lưu ý ăn trứng vịt lộn với số lượng vừa phải để tránh ngộ độc và tăng cân quá mức.
3.2. Giai đoạn 3 tháng giữa
Giai đoạn 3 tháng giữa là thời điểm mẹ cần bổ sung một lượng dinh dưỡng lớn cho thai nhi. Ở thời điểm này, các mẹ hoàn toàn có thể ăn trứng vịt lộn để bổ sung các dưỡng chất cần thiết, tăng cường năng lượng và sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Bạn có thể sử dụng 2-5 quả trứng vịt lộn mỗi tuần vào thời điểm này.
3.3. Giai đoạn 3 tháng cuối
Theo nhiều chuyên gia chia sẻ, 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ là lúc cơ thể mẹ và bé có sự tăng trưởng đột biến. Mẹ bầu cần phải kiểm soát chế độ ăn uống thật tốt để đảm bảo cả mẹ và bé có thể kiểm soát được kích thước cũng như cân nặng, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả 2 mẹ con cũng như quá trình sinh nở. Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, các mẹ bầu có thể sử dụng 2-5 quả trứng vịt lộn như giai đoạn 3 tháng giữa hoặc cũng có thể ít hơn.
Đặc biệt, khi ăn trứng vịt lộn, các mẹ không nên ăn kèm với gừng và rau răm. Bởi lẽ 2 loại thực phẩm này có tính mẫn cảm rất lớn, nếu ăn nhiều có thể gây co bóp tử cung và có khả năng gây sinh non hoặc sảy thai cao.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Bà bầu có được ăn trứng vịt lộn không? Thực tế, ăn trứng vịt lộn giúp tăng cường dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi, tuy nhiên bạn cần sử dụng với lượng vừa đủ. Hy vọng những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn đọc có phương pháp ăn trứng vịt lộn hiệu quả nhất, vừa đảm bảo ngon miệng vừa an toàn trong quá trình sử dụng.