Xem thêm:
Có nhiều chị em khi mang thai nhưng bụng bầu nhỏ khiến bản thân cảm thấy lo lắng, không biết có phải thiếu chất gì hay không hay tại sao thai nhi lại nhỏ như thế? Bầu bụng nhỏ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Chính vì thế, bài viết này sẽ giúp giải đáp “Bà bầu bụng nhỏ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Các mẹ hãy theo dõi hết bài và hiểu rõ hơn về hiện tượng này nhé.
Vì sao bà bầu mang thai bụng nhỏ?
Phần lớn những bà bầu bụng nhỏ thường cảm thấy lo lắng, bất an hơn những bà bầu có bụng lớn. Đặc biệt, là khi đi đến phòng khám nhìn thấy những mẹ bầu khác có bụng bầu lớn hơn hay nghe những lời xì xào bàn tán của những “bà cô hàng xóm” càng làm mẹ lo lắng gấp bội phần. Vậy vì sao bà bầu lại có bụng nhỏ như vậy? Có thể là do một vài yếu tố sau:
Bà bầu bụng nhỏ do mang thai lần đầu
Số lần mang thai có ảnh hưởng lớn đến kích thước vòng bụng của mẹ. Với những mẹ bầu mang thai lần đầu, do vòng 2 vẫn còn săn chắc nên khi phôi thai phát triển, vòng bụng có thể không bị co giãn quá nhiều. Và bụng bầu nhỏ nhưng sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi đâu nhé.
Mẹ bầu có dáng người cao, thon thả
Nếu mẹ bầu là người có dáng cao ráo, lưng dài thì khi mang thai vòng bụng sẽ nhỏ hơn nhưng mẹ có thân hình mũm mĩm. Lúc này, khoảng không gian trong tử cung tương đối rộng rãi, em bé không bị chèn ép nhiều. Tử cung chỉ cần kéo dài xuống thay vì đẩy ra ngoài,
Dáng người thon thả là điều kiện lý tưởng khi mang thai dành cho các chị em. Nếu chế độ rèn luyện tiền thai kỳ tốt, mẹ sẽ có thêm nhiều sức khỏe khi phải mang cả bé yêu suốt 9 tháng 10 ngày.
Lượng nước ối ít cũng khiến cho bà bầu bụng nhỏ hơn
Thể tích nước ối trong tử cung cũng là yếu tố ảnh hưởng tới kích thước vòng 2 của mẹ. Nếu lượng nước ối ít, bụng bầu của mẹ sẽ nhỏ hơn và ngược lại bụng bầu to hơn nếu nước ối nhiều.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý nước ối đóng vai trò quyết định đến sự phát triển và tồn tại của thai nhi. Trong những lần khám thai định kỳ, nếu bác sĩ báo cho mẹ biết có bị thiếu nước ối hay không? Trường hợp mẹ không đủ nước ối, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho mẹ cách khắc phục bằng việc thay đổi chế độ dinh dưỡng thai kỳ khoa học.
Mẹ bầu tập thể thao
Những mẹ bầu có thói quen vận động nhiều, tập thể thao thường xuyên thì khi mang thai vòng bụng cũng nhỏ hơn bình thường. Vì lúc này các cơ bụng của mẹ vẫn rất săn chắc, mỡ bụng rất ít. Ngoài ra, các mẹ bầu thường tập thể thao cũng có chế độ ăn khá khoa học, nên khi mang bầu vẫn không lo tăng cân quá nhiều
Tuy nhiên các mẹ bầu thường xuyên tập thể thao cũng cần chú ý: Khi mang thai, nên lựa chọn những bài tập có chế độ nhẹ nhàng, các bài tập dành cho người mang thai. Tránh các bài tập nặng, tạo áp lực quá mạnh để ảnh hưởng đến em bé trong bụng..
Bà bầu bụng nhỏ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Sau khi nắm được những nguyên nhân khi mang bầu có người bụng nhỏ, có người bụng to chắc mẹ đã biết được câu trả lời cho thắc mắc “bà bầu bụng nhỏ có ảnh hưởng đến thai nhi không?”. Chúng tôi xin khẳng định lại đó là bầu bụng nhỏ không ảnh hưởng đến thai nhi.
Kích thước vòng bụng mỗi người là khác nhau khi mang thai tùy thuộc vào thể trạng và những yếu tố khác nhau. Do đó, không thể đánh giá về sức khỏe của em bé chỉ bằng cách nhìn bụng mẹ bầu. Thực tế, có những mẹ bầu mang thai những tháng thứ 6, 7 của thai kỳ nhưng bụng cũng chỉ như lúc 3, 4 tháng và ngược lại, có mẹ chỉ mới mang thai 5 tháng nhưng bụng lại to như sắp sinh.
Các bác sĩ, chuyên gia phụ sản cũng khẳng định chắc chắn rằng không có căn cứ nào chỉ ra bụng bầu to thì thai nhi khỏe mạnh, bầu bụng nhỏ thì bé sẽ yếu ớt hơn. Nếu như mẹ bầu có bụng nhỏ nhưng khi đi khám thai định kỳ, bác sĩ thông báo bé vẫn phát triển tốt, cân nặng đạt chuẩn, lượng ối và tim thai cùng các cơ quan khác hoạt động bình thường thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.
Mẹ cũng nên bỏ ngoài ra những lời nói, phàn nàn gây ảnh hưởng đến tâm lý. Bởi những lời nói đó chẳng những không mang đến lợi ích gì cho cả mẹ và bé mà còn khiến mẹ stress.
Chu vi vòng bụng mẹ bầu qua từng giai đoạn
Những khẳng định phía trên, bà bầu bụng nhỏ không ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu mẹ muốn theo dõi sự thay đổi của vòng bụng qua từng tháng thai kỳ, mẹ có thể dùng thước dây đo chu vi bụng mình và so sánh với bảng sau để xem bụng mình to hay nhỏ, có đạt tiêu chuẩn hay không:
Tháng thai kỳ | Vòng bụng tối thiểu (cm) | Vòng bụng tiêu chuẩn (cm) | Vòng bụng tối đa (cm) |
5 | 76 | 82 | 89 |
6 | 80 | 85 | 91 |
7 | 82 | 87 | 94 |
8 | 84 | 84 | 95 |
9 | 86 | 92 | 98 |
Từ tuần thứ 20 trở đi mỗi tuần chu vi vòng bụng của mẹ bầu tăng khoảng 2cm. Đến những tháng cuối thai kỳ, tốc độ tăng vòng bụng sẽ giảm xuống còn 1.2cm/tuần.
Nếu chu vi bụng bầu của mẹ từ tuần 16 đến hết thai kỳ tăng khoảng 23cm và cân nặng tăng khoảng 10-12kg thì tốc độ tăng đạt mức tiêu chuẩn. Thế nhưng nếu không đạt được con số trên thì mẹ cũng đừng quá lo lắng vì số liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
Sau khi theo dõi hết bài viết trên, có lẽ mẹ đã tìm được đáp án cho câu hỏi “Bà bầu bụng nhỏ có ảnh hưởng đến thai nhi không?” Từ giờ, mẹ hãy cứ yên tâm nếu bụng bầu của mình có nhỏ hơn người khác một chút nhé. Quan trọng là phải lạc quan, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé để có một thai kỳ thật khỏe mạnh.