Ngoài việc ăn, ngủ, vận động của con., Ba mẹ còn vô vàn lo lắng khác. Trẻ sơ sinh bị táo bón điều trị như nào? là câu hỏi thắc mắc Nuoidaycon.com.vn nhận được mỗi ngày. Bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ mẹ đầy đủ từ cách nhận biết, tìm ra nguyên nhân và cách điều trị cho con. Mình cùng tìm hiểu nhé:
Xem thêm:
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh còn rất yếu ớt và chưa phát triển hoàn thiện. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng táo bón thường gặp ở trẻ. Hiện tượng này kéo dài hay nhanh chóng qua đi còn phụ thuộc vào từng bé, vào chế độ dinh dưỡng và phương pháp điều trị riêng. Lưu ý với mẹ rằng, nếu mẹ để tình trạng táo bón xảy ra thường xuyên sẽ làm cho trẻ biếng ăn, mệt mỏi và rất khó chịu, quấy khóc. Tìm ra nguyên nhân và cách điều trị sớm để hỗ trợ con khỏe mạnh mỗi ngày nha,.
Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị táo bón
Táo bón gây khó chịu ở trẻ sơ sinh
Đại tiện ở trẻ sơ sinh cũng được thay đổi theo từng tháng tuổi. Tuy nhiên mẹ nhận thấy số lần đại tiện của con ít hơn bình thường thì con đã có dấu hiệu của bị táo bón rồi. Cụ thể:
Với trẻ sơ sinh: Đại tiện dưới 2 lần/ngày
Với trẻ từ 6-12 tháng: Đại tiện dưới 3 lần/tuần
Với trẻ trên 1 tuổi: Đại tiện dưới 2 lần/tuần
Ngoài ra, Mẹ cần để ý biểu hiện vẻ mặt và phân của con để khẳng định chính xác bé có đang bị táo bón hay không. Thông thường bé sẽ có biểu hiện đỏ mặt, vã mồ hồi và khó rặn khi đại tiện, hoặc xì hơi có mùi khó ngửi mà chưa dại tiện được. Khi đại tiện ra thì phân khá rắn và đóng cục thành viên hoặc khuôn bết dính
Rất nhiều trường hợp trẻ không thể tự đại tiện được và bố mẹ phải can thiệp bằng các biện pháp dân gian hoặc thụt bằng ống thụt mua tại hiệu thuốc. Táo bón kéo dài sẽ gây rất nhiều khó chịu cho con. Không chỉ vậy nếu không được điều trị sớm, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của con cũng giảm, trẻ biếng ăn, còi cọc. Trường hợp nặng hơn, bé có thể bị phình đại trang, xa trực tràng, trĩ...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón
Ngoài nguyên nhân hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ sơ sinh, Chúng ta còn vô tình khiến trẻ bị táo bón bởi nhiều nguyên nhân chủ quan thường gặp khác:
- Với trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ hoàn toàn: Chế độ dinh dưỡng của con được hấp thụ hoàn toàn từ mẹ vậy nên mẹ cần lưu ý để có chế độ ăn phù hợp, lành mạnh. Mẹ ăn nhiều đồ cay nóng như: ớt, tiêu, gừng hoặc mẹ đang trong giai đoạn bổ sung sắt, canxi cũng sẽ gây táo bón cho con.
- Với trẻ sử dụng thêm sữa công thức: Tỷ lệ trẻ bú sữa ngoài bị táo bón cao hơn trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Bởi sữa ngoài khó tiêu hơn và dễ gây nóng hơn sữa mẹ. Trong thành phần dinh dưỡng của một số loại sữa ngoài không cung cấp đủ chất xơ cho bé. Hoặc mẹ đang pha sữa quá đặc, hoặc bé nhà mình không hợp dòng sữa đang sử dụng, Mẹ có thể đổi sữa cho bé xem sao nhé.
- Với trẻ đang ăn dặm: Hệ tiêu hóa còn non yếu, nên trong quá trình tập ăn dặm, mẹ cần cho con ăn từ từ để con tập làm quen. Cấu trúc thức ăn bị thay đổi đột ngột hoặc có nhiều chất đạm, tinh bột rất dễ khiến trẻ bị táo bón.
- Với trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh: Nếu mẹ để ý hay đọc hướng dẫn sử dụng thuốc thì mẹ sẽ thường thấy hiện tượng tiêu chảy hoặc táo bón có ghi rõ trong quá trình dùng thuốc của con. Thuốc kháng sinh ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, nó còn tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi gây ra tình trạng loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa trong thời gian sử dụng. Song hiện tượng này sẽ sớm dứt khi con ngưng dùng thuốc kháng sinh.
Trẻ sơ sinh bị táo bón điều trị như nào?
Trước khi tìm hiểu các phương pháp điều trị bằng dân gian hay thuốc, Mẹ hãy thử một số biện pháp dưới đây xem con nhà mình có cải thiện không nhé:
Đổi sữa công thức cho bé:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa công thức, Tuy nhiêu không phải tất cả đều hợp với bé. Rất có thể sữa bé đang dùng thuộc dòng sữa nóng, hoặc cơ thể con khó hấp thụ các dưỡng chất trong sữa. Mẹ có thể tìm loại sữa có hàng lượng chất xơ cao để thử cho con nhé. Ngoài ra mẹ cũng cần lưu ý khi pha sữa cho con:
- Pha đúng theo tỷ lệ ghi trên hộp
- Không pha sữa công thức chung với sữa mẹ, nước cơm, nước hoa quả...
- Tiệt trùng bình sữa trước và sau khi con uống
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ
Với trẻ còn đang bú mẹ hoàn toàn, thì nguồn dinh dưỡng bé hấp thụ được là hoàn toàn từ mẹ. Mẹ nên hạn chế ăn các đồ ăn cay, nóng, tăng cường thực phấm giàu chất xơ, vitamin
Cho trẻ uống nhiều nước
Với trẻ từ 6 tháng trở đi, mẹ đã có thể cho bé uống nước hàng ngày và sau mỗi bữa ăn rồi. Nước hoa quả cũng là gợi ý tốt cho mẹ, bởi ngoài việc hỗ trợ trị táo bón, bé còn hấp thụ được nguồn dinh dưỡng rất tốt.
Điều trị táo bón ở trẻ bằng mẹo dân gian
1. Tắm nước ấm
Nước ấm hỗ trợ rất hiệu quả trong việc tăng cường hoạt động của nhu động ruột, kích thích hoạt đông của các cơ ở hậu môn giúp bé đại tiện dễ dàng hơn.
2. Tập thể dục
Với trẻ sơ sinh, nhiều mẹ nghĩ làm sao mà con có thể tập thể dục được đúng không? Rất đơn giản, với bài tập này mẹ có thể thoải mái chơi đùa cùng con mỗi ngày:
- Đặt bé nằm ngửa trên giường
- Tay mẹ nám nhẹ vào cổ chân hoặc bàn chân bé và di chuyển như đạp xe đạp. Lên xuống từ từ mẹ sẽ thấy con raát thích thú
- Thực hiện phương pháp này mỗi ngày 2 lần
3. Sử dụng thực phẩm hỗ trợ cải thiện táo bón
- Mồng tơi: Các thành phần chứa trong rau mồng tơi có tác dụng rất tốt trong việc giảm ma sát giữa khổi phân và thành ruột
- Khoai lang: Đây là loại thực phẩm thông dụng và hầu hết mọi người đều biết đến công dụng của nó rồi.
- Rau dền gai: Loại rau này lành tính, giúp thanh nhiệt tốt và có vị ngọt dễ sử dụng
- Lá diếp cá: Đây là loại lá có tác dụng điều trị cực tốt các trường hợp táo bón của trẻ. Với trẻ thì loại lá này khá khó ăn, mẹ có thể ép lấy nước cho bé uống hàng ngày.
- Rau ngót: Rau ngọt giúp kích thích sinh tân dịch, nhuận tràng cũng được nhiều người áp dụng. Mẹ thử nhé
4. Sử dụng các biện pháp hỗ trợ con đi đại tiện
Với trẻ bị táo bón, việc đi đại tiện sẽ trở nên rất khó khăn. Vì vậy mẹ cần tìm hiểu để hỗ trợ con
- Mật ong: Mật ong có tác dụng bôi trơn rất tốt mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con. Mẹ hãy lấy 1 chiếc tăm bông nhỏ thấm chút mất ong và thụt nhẹ nhàng vào hậu môn của con để kích thích con đại tiện dễ dàng
- Mồng tơi: Ngoài việc ăn mồng tơi, mẹ có thể dụng đọn mồng tơi để thụt cho con. Mẹ tước bỏ lốp vỏ ngoài ở thân mồng tơi đi và nhẹ nhàng thụt cho con nhé.
- Dụng cụ bơm thụt: Mẹ có thể mua dụng cụ này ở tất cả các hiệu thuốc. Nó khá sử dụng và hiệu quả trong việc làm mềm phân để con đại tiện dễ dàng.
Trên đây là một số nội dung nuoidaycon.com.vn đưa ra cho các mẹ tham khảo. Hy vọng mẹ sẽ tìm được ra phương pháp điều trị phù hợp với bé yêu.