Xem thêm:
Làm mẹ là một sứ mệnh to lớn của người phụ nữ. Niềm hạnh phúc vỡ òa khi bạn được da kề da với con ngay giây phút con cất tiếng khóc chào đời. Nhưng sau giây phút ấy, các mẹ lại phải trải qua rất nhiều khó khăn: Quá trình kiêng cữ như thế nào cho khoa học; Làm thế nào để đủ dinh dưỡng cho bé; Tại sao bé khóc dạ đề…hay đơn giản chỉ là mẹ ít sữa phải làm sao? Nuoidaycon.com.vn sẽ chỉ cho bạn cách để gọi sữa về nhiều.
Khi bắt đầu cho con bú, mẹ luôn theo dõi xem con có lên cân đạt chuẩn, con đi vệ sinh ra sao, bé ngủ có yên giấc…chính những điều ấy đã hỗ trợ mẹ hiểu con hơn, hiểu xem con đã bú đủ sữa mẹ chưa. Có nhiều bà mẹ thắc mắc với nuoidaycon.com.vn rằng tại sao sữa mẹ rất nhiều, sữa phun thành tia nhưng sao bé vẫn bú ko đủ và quấy khóc. Điều này có thể do bạn cho bé bú chưa đúng cách. Nhưng trường hợp này xảy ra rất hiếm, do bản năng làm mẹ, sự giúp đỡ của người thân sẽ khiến mẹ điều chỉnh tư thế bú cho bé hợp lý. Nếu không phải do tư thế, khả năng cao là do bạn chưa biết cách để sữa về nhiều. Bạn hãy cùng đọc và tìm hiểu và khám phá ra những cách tăng nguồn sữa mẹ một cách tự nhiên cùng chúng tôi nhé.
Dấu hiệu bé đã bú đủ sữa mẹ
Hàng ngày, có nhiều mẹ stress vì suy nghĩ mình không đủ sữa cho con. Nhưng thay vì bạn bế tắc trong suy nghĩ, thì hãy tìm cách theo dõi những dấu hiệu của con và trả lời các gợi ý chúng tôi đưa ra nhé.
- Bé có đang tăng cân đều: Trước khi theo dõi, bạn nên biết khi con được sinh ra rất có thể con sẽ giảm một chút trọng lượng cơ thể trong vài ngày đầu (không quá 7% tổng cân nặng của bé). Song em bé sẽ dần lấy lại phần cân nặng ấy trong vài ngày thôi mẹ nhé. Hãy tham khảo chuẩn cân nặng thai nhi để theo dõi sự tăng cân của bé.
- Bé thay bao nhiêu tã một ngày: Với một em bé mới sinh, thông thường sẽ thay 6-8 tã/ngày. Nước tiểu nên có màu vàng nhạt (màu vàng đậm chứng tỏ bé thiếu thiếu nước). Nếu một ngày bé chỉ thay 3-4 chiếc tã thì bạn cần xem lại ngay nhé
- Bé bú mẹ thường xuyên không: Bạn hãy để ý đồng hồ và theo dõi lịch ăn của con nhé. Một trẻ sơ sinh sẽ có nhu cầu ăn sau khoảng 2-3 tiếng, và có xu hướng ăn 8-12 lần/ngày
- Sau khi bú bé có quấy khóc: Nếu bé đã bú đủ no, bé vui vẻ, hài lòng và vui chơi thỏa thích, tỉnh táo và năng động. Trường hợp khi đã nhả ti mẹ mà bé vẫn quấy khóc thì bé chưa bú đâu mẹ nhé.
Hình ảnh bé ngủ ngoan sau khi bú no nê
Bạn đã trả lời được bao nhiêu gợi ý của nuoidaycon.com.vn rồi. Đừng lo lắng hay căng thẳng nhé, mẹ cần vững vàng để tìm cách cải thiện nguồn sữa mẹ cho con cơ mà.
Bạn đã biết điều gì gây ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ chưa?
- Ngày sau khi sinh, bạn luôn được bác sĩ khuyên cho bé bú trực tiếp. Nguồn sữa non quý giá lắm mẹ nhé, đừng lãng phí nguồn sữa cực nhiều dưỡng chất này. Có một số trường hợp (sinh mổ, phải dùng kháng sinh…) bạn chưa thể có sữa ngay sau khi sinh, nhưng đừng lo lắng nhé, sữa chỉ về chậm hơn chút thôi.
- Không cho con bú thường xuyên cũng gây ảnh hưởng rất rất lớn đến việc sản xuất sữa mẹ. Bạn nên cho bé bú theo đủ nhu cầu bé cần.
- Bạn đang không cho bé bú đúng cách, từ đó không làm kích thích tuyến sữa sản xuất nhiều.
Hình ảnh bé bú đúng cách
- Bé sinh non, sớm hơn nhiều so với dự sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa của mẹ
- Trước khi mang thai, bạn đã trải qua một cuộc phẫu thuật vú
Trả lời câu hỏi: Mẹ ít sữa phải làm sao?
Có nhiều cách để gọi sữa về, để tăng nguồn sữa, do vậy bạn đừng vội lo lắng nhé. Khi bạn đọc hết những kiến thức mà nuoidaycon.com.vn đưa ra dưới đây, bạn sẽ thực hiện dần dần từng cách nhé.
Cho con bú càng sớm càng tốt
Như đã nói ở trên, việc cho con bú sau khi sinh sẽ ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất sữa mẹ. Bạn có thể bắt đầu trong vòng một giờ đầu sau sinh hoặc lâu hơn phụ thuộc vào nhu cầu của bé hoặc khi bạn mới sinh mổ. Tuy nhiên, ngay sau khi phục hồi sức khỏe, việc bạn cần làm đầu tiên chính là cho con được thưởng thức nguồn sữa mẹ dồi dào dinh dưỡng.
Cho con bú trực tiếp và thường xuyên
Việc da kề da sẽ gắn kết tình yêu thương của 2 mẹ con. Bạn đã thử một lần ngửi mùi da em bé chưa, bạn sẽ có một cảm nhận không thể tả được. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng bạn đang kích thích tuyến sữa sản xuất nhiều hơn cho con đấy. Cho con bú thường xuyên mỗi lúc con cần. Em bé có thể ăn 8 đến 12 lần mỗi ngày hoặc 2-3 tiếng 1 lần.
Kết hợp sử dụng máy hút sữa
Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng máy hút sữa đôi để giảm thiểu thời gian bạn phải ngồi hút sữa và kích thích đồng thời hai bên sẽ tốt hơn đấy. Mẹ có thể kết hợp việc cho con bú trực tiếp với việc hút sữa theo giờ. Sau mỗi cữ bú, mẹ dùng máy hút sữa hút cạn hai bầu ngực thì cơ thể bạn hiểu cần sản xuất thêm sữa cho con.
Hình ảnh mẹ dùng máy hút sữa đôi
Bạn cần chắc chắn rằng con đang bú đúng cách
Mẹ phải theo dõi cách ngậm vú, cách bé nuốt sữa trong khi bú. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ, hãy cần thiết một sự tư vấn từ bác sĩ hay những người mẹ có kinh nghiệm khác.
Cho bé ăn từ cả hai bên ngực
Có nhiều bà mẹ cho bé bú quen một bên đến nỗi bé không chịu ti bên con lại. Điều này sẽ khiến cơ thể mẹ giảm lượng sữa của bên ít bú nhé. Khi bú cạn bầu ngực bên này, bạn để bé bú tiếp bầu ngực bên còn lại và lần tiếp theo bạn cần đổi lại bên bú đầu cho bé. Ngoài ra việc cho con bú một bên sẽ gây cho bạn nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc viêm vú do sữa mẹ bị tích tụ quá lâu ngày. Bạn hãy tìm hiểu cặn kẽ tư thế cho con bú để cải thiện nhé.
Không nên bỏ qua lịch trình
Hiện nay, nhiều mẹ tập cho con ăn ngủ theo giờ. Nếu bạn đang bận, hãy cố gắng dành thời gian để thực hiện đúng lịch trình mẹ đã đặt ra nhé.
Sau khi đã thử tất cả các cách trên, Chúng tôi hi vọng bạn đã có thể trả lời được câu hỏi: mẹ ít sữa phải làm sao? Còn nếu bạn vẫn chưa thể cải thiện nguồn sữa như mong muốn, bạn nên tìm đến các chuyên gia để được tư vấn hoặc tìm gặp bác sĩ để có hướng giải quyết.
Những gợi ý trên chỉ thực sự thành công khi mẹ tự tin về nguồn sữa của mình, mẹ thoải mái không áp lực. Tinh thần cũng là yếu tốt cực quan trọng để làm tăng lượng sữa mẹ đấy ạ. Hãy tự bảo với bản thân mình rằng, bạn là một người mẹ có thể mang lại cho con những điều tốt đẹp nhất.