Ít ai biết tư thế ngồi khi mang thai ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mẹ bầu và cả sự phát triển của thai nhi trong bụng. Trong thời kỳ mang thai, ngoài chế độ ăn uống, tập luyện sao cho hợp lý thì tư thế ngồi cũng vô cùng quan trọng. Tưởng chừng như chọn lựa tư thế ngồi là việc đơn giản, tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng rất lớn đến sự thoải mái của mẹ bầu cũng như sức khỏe của em bé. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới dây rốn, vị trí nằm, sự cử động của con yêu. Nếu mẹ ngồi không đúng cách quá lâu và thường xuyên, thai nhi thậm chí có thể phải đối diện với nguy cơ sinh non, chậm phát triển. Vậy, tư thế ngồi tốt cho bà bầu là những tư thế như thế nào? Mẹ bầu cần tránh những tư thế ngồi nào để không ảnh hưởng đến thai nhi? Hãy cùng nuoidaycon.com tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!
Xem thêm:
1. Tư thế ngồi chuẩn cho mẹ bầu
Những tư thế ngồi hợp lý và đúng chuẩn sẽ giúp các mẹ bầu giảm thiểu được các cơn đau do thai kỳ gây ra. Hơn nữa, nếu ngồi với tư thế sai lệch không những gây ra những cơn đau mà còn có thể ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ; hay ảnh hưởng xấu đến chức năng tiêu hóa và thở cho cơ thể. Để có thể an toàn cho bé và có sức khỏe thật tốt cho mẹ trong suốt quá trình thai kỳ, bà bầu hãy duy trì những tư thế ngồi tốt để lưng, vai cổ, hông không bị áp lực và căng thẳng. Dưới đây là những tư thế ngồi chuẩn cho mẹ bầu trong một số sinh hoạt hằng ngày để không ảnh hưởng đến thai nhi, các mẹ nên lưu ý:
Tư thế ngồi xe máy cho bà bầu
Khi di chuyển bằng xe máy, mẹ bầu cần hết sức cẩn thận, đặc biệt là tư thế ngồi. Tư thế ngồi chuẩn khi đi xe máy cho mẹ bầu đó là ngồi thẳng lưng, hai tay song song với mặt đất, chân có thể chạm đất và đỡ xe một cách chắc chắn. Không nên đi xe máy quá cao, tránh phải kiễng chân để đỡ xe. Đồng thời, mẹ bầu nên đi giày bệt dép bệt khi lái xe thay vì đi giày cao gót. Như vậy các mẹ có thể xử lý các tình huống trên đường một cách linh hoạt hơn.
Tư thế ngồi làm việc cho bà bầu
Tư thế ngồi làm việc cũng là vấn đề mẹ bầu nên lư ý, đặc biệt là các mẹ làm văn phòng và ngồi máy tính liên tục. Nếu ngồi trước máy tính quá lâu gây ra tình trang đau lưng và mỏi cổ vai gáy cho mẹ bầu. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến việc vận chuyển oxi và máu đến em bé. Chính vì vậy mẹ bầu cần có bộ bàn ghế phù hợp với chiều cao để luôn thoải mái, ghế ngồi cần có tựa lưng, sau lưng đặt them một chiếc gối nhỏ.
Tư thế ngồi vệ sinh cho bà bầu
Ngoài những tư thế ngồi ghế, thì các bà bầu cũng cần đặc biệt chú ý đến tư thế ngồi khi đi vệ sinh. Mẹ bầu nên tránh ngồi vệ sinh ở những bồn cầu bệt. Khi đó mẹ phải ngồi xổm vừa có thể làm bạn bị ngã do mất trọng tâm vừa gây chèn ép đến thai nhi trong bụng. Khi ngồi vệ sinh ở bồn cầu tự hoại, tư thế ngồi chuẩn nhất cho mẹ bầu là ngồi 2 chân thẳng, song song với mặt đất, giữ thẳng cổ, vai thả lỏng, hơi chúi người về phía trước. Đặc biệt, các mẹ nên đặt một chiếc ghế thấp để kê chân lên giúp cơ thể cảm thấy thoải mái nhất, tránh hiện tượng máu không lưu thông.
Trong tất cả các trường hợp, mẹ bầu cần lưu ý những điều nên làm sau:
- Luôn ngồi thẳng lưng, vai hơi đẩy ra sau, không chùng lưng cũng không đẩy người.
- Nên ngồi vào sâu trong ghế, đảm bảo sao mông chạm vào lưng ghế để lưng có điểm tựa tốt.
- Khi ngồi, không gác cao chân hay bắt chéo chân, hãy bảo đảm bàn chân đặt thoải mái trên sàn, phân bố đều trọng lượng cơ thể ở cả hai bên hông.
- Khi ngồi, mẹ không nên đột ngột ngồi xuống mà trước tiên mẹ nên đặt mông xuống phía ngoài rồi sau đó mới đẩy mông vào phía trong.
- Khi đứng dậy hãy dịch người về phía trước và đứng thẳng, không nên chồm người về phía trước khi đứng.
- Điều chỉnh độ cao của ghế sao cho phù hợp. Không để ghế cao quá mức khiến chân không thể chạm đất. Hoặc thấp quá mức làm lưng bị cong.
- Đối với bà bầu làm công việc văn phòng, cần thay đổi khỏi tư thế ngồi cách khoảng 1 giờ và đi lại để máu lưu thông đều.
2. Tư thế ngồi mẹ bầu cần tránh
Ngồi xổm
Trong quá trình mang thai, phần cơ thể dưới và cột sống của bà bầu luôn phải chịu áp lực của thai nhi. Nếu mẹ ngồi xổm sẽ khiến các cơ bị kéo căng ra hơn, làm cho mẹ cảm thấy đau nhói. Các mạch máu ở chi dưới bị ùn tắc, không thể lưu thông, gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phù nề hoặc mất trọng tâm dẫn đến dễ ngã, rất nguy hiểm. Ngồi xổm cũng gây áp lực lên bàng quang. Mẹ bầu giữ tư thế ngồi xổm lâu còn gây nguy hiểm đến thai nhi, con trong bụng sẽ cảm thấy vô cùng ngột ngạt, không thoải mái và có nguy cơ chậm phát triển.
Ngồi bắt chéo chân
Ngồi bắt chéo chân là tư thế ngồi phổ biến của rất nhiều người chứ không riêng gì cá mẹ bầu. Tuy nhiên tư thế ngồi này được cảnh báo là không nên cho các bà bầu. Bởi khi ngồi bắt chéo chân, sẽ làm hạn chế sự lưu thông máu, khiến máu dồn về chân gây phù nề. Đồng thời ở tư thế này, 2 chân của mẹ tác động lên vùng bụng dưới khiến cho thai nhi cử động khó khăn hơn.
Ngồi không tựa lưng
Bà bầu được khuyên nên ngồi ở những tư thế có vật hỗ trợ tựa lưng để giữ cột sống luôn thẳng. Khi ngồi ở tư thế không tựa lưng, áp lực cơ thể bị dồn tối đa lên cột sống, khiến mẹ cảm thấy đau lưng và rất mệt mỏi. Mẹ cảm thấy đau nhức và mệt mỏi thì em bé trong bụng cũng cảm thấy không dễ chịu chút nào.
Ngồi ngửa người ra sau
Nhiều mẹ bầu hay có thói quen ngồi tựa lưng nhưng lại đẩy cả cơ thể ra trước và ngửa người ra sau. Mẹ bầu thường cảm thấy thoải mái hơn khi ngồi ở tư thế này. Nhưng như vậy là hoàn toàn không nên. Khi ngồi ngửa người ra sau, phần lưng dưới sẽ bị đặt trong tình trạng căng thẳng và có thể gây đau đớn rất nhiều.
Ngồi quá lâu
Ngồi quá lâu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hay bệnh về tiêu hóa ở mẹ bầu. Thực chất mẹ bầu không nên ngồi lâu quá 30 phút. Hãy thường xuyên đứng lên, duỗi người, đi lại một chút, uống nước… Nếu các mẹ ngồi quá lâu quá nhiều và lười vận động, em bé trong bụng cũng kém phát triển hơn. Nếu muốn sinh em bé dễ dàng mẹ cũng nên vận động nhẹ nhàng và thường xuyên nhé!
Trên đây là những tư thế ngồi cho bà bầu nên và không nên áp dụng. Các mẹ hãy chú ý tư thế ngồi như nào để không làm ảnh hưởng đến thai nhi nhé!