Những điều cần biết về sốt phát ban ở trẻ

Khánh Ly
Đăng vào 20/08/2020
457 lượt xem
Những điều cần biết về sốt phát ban ở trẻ, 2 rm_ratings 2 rm_ratings
5.00/5 - Có 2 Bình chọn

Sốt phát ban là bệnh lây nhiễm mà ai cũng có thể gặp phải không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Bệnh gặp nhiều ở trẻ em với triệu chứng điển hình là sốt cao và nổi ban. Bệnh sốt phát ban ở trẻ em nếu không được chăm sóc đúng cách có thể gây nên biến chứng như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa…

Dưới đây Nuoidaycon.com sẽ chia sẻ tới ba mẹ những điều cần biết về sốt phát ban ở trẻ? Nguyên nhân và chiệu trứng? Cách xử trí khi trẻ nhỏ bị sốt phát ban như thế nào? Cùng tham khảo nhé!

1. Sốt phát ban ở trẻ là gì?

Sốt phát ban là tình trạng nóng sốt, trên da có nổi các đốm nhỏ trên bề mặt hoặc nhô lên trên bề mặt da. Nếu phát hiện sớm và xử lý đúng cách thì bệnh không gây nguy hiểm. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể gây sốt cao và dẫn đến biến chứng.

Sốt phát ban ở trẻ là tình trạng hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 6 – 36 tháng tuổi. Thời gian này trẻ có sức đề kháng kém, dễ bị virus tấn công gây tình trạng nổi ban đỏ như virus sởi, virus Rubella hoặc virus đường ruột ECHO gây ra. Sốt phát ban là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan. Bệnh sốt phát ban ở trẻ em phần lớn do lây nhiễm từ cộng đồng, chủ yếu là nhà trẻ và các khu vui chơi.

Các triệu chứng khác của sốt phát ban bao gồm:

  • Cáu gắt
  • Sưng mí mắt
  • Đau tai
  • Giảm sự thèm ăn
  • Tiêu chảy nhẹ
  • Đau họng hoặc ho nhẹ
  • Co giật do sốt cao

2. Dấu hiệu nhận biết sốt phát ban ở trẻ

Trước khi bị sốt phát ban, trẻ thường có biểu hiện quấy khóc. Sau đó, trẻ có biểu hiện sốt. Bố mẹ có thể biết con bị sốt phát ban khi trẻ xuất hiện các triệu chứng sốt nhẹ 37,5 °C - 38 °C hoặc sốt cao đến 39 °C.

Với từng loại nguyên nhân gây sốt phát ban thì lại có các biểu hiện sốt khác nhau:

  • Các nốt phát ban đỏ do virus sởi gây ra: trẻ có các triệu chứng sốt, sau khi giảm sốt sẽ có nốt ban nổi. Ban đầu nốt sởi sẽ xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, lan dần xuống ngực, bụng và ra toàn thân trẻ. Sau đó ban sởi lặn mất theo thứ tự xuất hiện. Các nốt ban sởi là dạng ban sẩn, khi biến mất sẽ để lại những vết thâm trên da đặc trưng. Trẻ bị sốt phát ban dạng này có thể có các triệu chứng khác kèm theo như chảy nước mũi, ho, đỏ mắt. Bệnh sốt phát ban sởi ban đầu có thể lành tính nhưng nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn biến chứng thì có thể đe dọa tính mạng.
  • Các nốt phát ban đỏ do virus rubella gây ra: Loại phát ban này ban đầu xuất hiện ở mắt sau đó lan dần xuống dưới chân, thời gian phát kéo dài trong khoảng 3 ngày. Loại ban này thường dày hơn ban sởi. Trẻ có thể có dấu hiệu kèm theo như tình trạng sưng hạch sau tai, hạch cổ. Tình trạng sốt phát ban này được xem là lành tính đối với trẻ, không gây ra biến chứng hay nguy hiểm như sốt phát ban sởi trên.

Sốt phát ban ở trẻ thường có thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 1 tuần, tùy vào thể trạng của bé. Cơ thể trẻ sẽ xuất hiện các nốt phát ban khi tình trạng sốt bắt đầu giảm. Khi đó, trẻ sẽ có một số biểu hiện kèm theo như tiêu chảy hoặc phân hơi lỏng. Nếu được điều trị tốt và kịp thời, ban sẽ thường lưu lại ở trẻ khoảng 3-5 ngày sau đó sẽ biến mất.

3. Sốt phát ban ở trẻ có lây không?

Sốt phát ban ở trẻ có lây không là thắc mắc của rất nhiều ba mẹ. Thực chất, sốt phát ban do virus lây lan rất mạnh, phát tán qua đường hô hấp hoặc qua các đường dịch bọt vào không khí, những người không có miễn dịch hoặc miễn dịch kém thì khả năng lây nhiễm cao. Một trong đặc điểm của bệnh sốt phát ban mà khác với các bệnh khác đó là khi chưa phát triển biểu lộ thành bệnh nó đã lây lan cho người khác. Có nghĩa là trước khi người bị sốt phát ban, virus mới trong thời gian ủ bệnh đã lây truyền virus cho người khác.

Bệnh có nguy cơ lây lan cao không trừ một đối tượng nào. Khi người bệnh bị sốt cao đột ngột, người đau, viêm đường hô hấp, chảy nước mũi…nghĩa là trước đó nguồn bệnh đã lây lan và phát tán cho người khác rồi. Vì vậy, khi sốt chưa rõ nguyên nhân cần được cách ly ở phòng riêng, không nên đến chỗ đông người. Cần đảm vệ sinh răng miệng, tắm hoặc lau người bằng nước ấm, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể bằng thức ăn mềm, dễ tiêu, chia nhỏ bữa ăn trong ngày để ăn nhiều lần. Khi người bệnh sốt cao cần đưa tới các cơ sở y tế để tìm nguyên nhân từ đó có cách điều trị đúng.

4. Trẻ bị sốt phát ban phải làm sao?

Khi trẻ bị sốt phát ban,ba mẹ cần chú ý các biểu hiện bệnh ở trẻ để sớm điều trị kịp thời hoặc đưa bé đến các cơ sở y tế. Khi con gặp tình trạng này, ba mẹ cũng cần phải nắm rõ các nguyên tắc chăm sóc bé tại nhà như sau:

  • Hạ sốt đúng cách cho trẻ: Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cần tham khảo và tuân theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, hãy thường xuyên lau mát cho trẻ bằng khan thấm nước ấm.
  • Giảm ho, giảm đau họng cho trẻ: Dùng thuốc ho theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Hoặc có thể tham khảo sử dụng một số bài thuốc dân gian trị ho như quất chưng mật ong, gừng hấp đường phèn,…
  • Làm thông mũi cho trẻ: sử dụng nước muối sinh lý loãng để làm sạch khoang mũi cho bé. Đảm bảo cho trẻ dễ thở, dễ bú mẹ và dễ ăn uống.
  • Nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, bổ sung đủ nước và chất dinh dưỡng.
  • Ba mẹ hãy chia thành các bữa ăn nhỏ giúp bé dễ hấp thu và tránh tình trạng chán ăn khi cơ thể đang mệt mỏi.
  • Bổ sung nhiều nước hơn cho bé. Có thể là các loại nước ép trái cây vừa tốt cho sức khỏe lại cải thiện sức đề kháng tốt hơn.
  • Ba mẹ cần chú ý bổ sung vitamin A nhiều hơn trong thời kỳ trẻ bị sốt phát ban.

Đặc biệt, khi phát hiện trẻ bị sốt phát ban, ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi có các biểu hiện sau:

  • Trẻ bị sốt cao không hạ sau khi đã phát ban.
  • Thay đổi tri giác: lừ đừ, ngủ li bì, hôn mê.
  • Trẻ bị co giật.
  • Trẻ thở mệt, thở nhanh, khó thở.

Bên cạnh đó hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác để tránh lây nhiễm.

Trên đây là Những điều cần biết về sốt phát ban ở trẻ. Ba mẹ hãy tìm hiểu và nắm rõ thông tin để chăm sóc bé yêu của mình thật tốt nhé!

Tags:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN