Bà bầu bị nước ối đục có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Khánh Ly
Đăng vào 05/08/2020
386 lượt xem
Bà bầu bị nước ối đục có ảnh hưởng đến thai nhi không?, 3 rm_ratings 3 rm_ratings
4.67/5 - Có 3 Bình chọn

Khi mang thai, bất cứ một vấn đề gì xảy ra dù lớn hay nhỏ cũng đều khiến các bà bầu lo lắng. Trong đó, bị nước ối đục là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ bầu. Có thể nói rằng, việc lo lắng về tình trạng nước ối đục là không thể tránh khỏi với bất cứ mẹ bầu nào. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải nắm rõ cụ thể hơn về các tình trạng của nước ối đục để có cách xử lý tốt nhất.

Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước ối đục ở bà bầu là gì? Bị nước ối đục có ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi không? Dưới đây sẽ là chia sẻ của Nuoidaycon.com về vấn đề bà bầu bị nước ối đục. Cùng tham khảo nhé!

1. Làm sao để biết nước ối đục?

Nhiều mẹ bầu nghe đến tác hại của nước ối đục nhưng lại không biết làm thế nào để phát hiện ra bị ối đục để kịp thời xử lý. Vậy thì hãy tham khảo một vài dấu hiệu dưới đây:

Bụng mẹ to chậm

Trong quá trình phát triển của thai nhi, nếu mẹ bầu thấy bụng to chậm, nhỏ hơn so với tuổi thai thì có thể là dấu hiệu báo nước ối đục.

Mẹ ít đi tiểu và luôn khát nước

Bình thường mẹ bầu thường có cảm giác bị chèn ép bàng quang và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Đó là khi thai nhi phát triển và lượng nước ối dồi dào. Tuy nhiên, nếu mẹ có cảm giác khát nước và ít đi tiểu thì có thể mẹ bầu đã bị thiểu ối.

Mẹ thấy thai đạp mạnh, đau ê ẩm khi thai đạp

Khi nước ối đục chứng tỏ lượng nước ối ít. Do đó màng bao bọc thai nhi mỏng. mẹ bầu mẹ cảm nhận rõ rệt những cú đạp của em bé. Đồng thời khiến cho mẹ bị đau ê ẩm vì những cú đạp lên thành tử cung.

Hơi thở của mẹ hơi có mùi

Nước ối đục có nghĩa nó đã bị ô nhiễm. Chính vì vậy hơi thở của mẹ bầu cũng bị ảnh hưởng và hơi có mùi.

Các chỉ số khám thai

Trong khi siêu âm khám thai, bác sĩ sẽ có thể biết được tình trạng nước ối trong hay đục. Trong trường hợp nước ối đục, bác sĩ sẽ đưa ra 3 mức độ là: thiếu ối trung bình, thiếu ối nặng, vô ối.

Bà bầu bị nước ối đục có ảnh hưởng đến thai nhi không

2. Nguyên nhân khiến bà bầu bị nước ối đục

Nguyên nhân thứ nhất là do chất gây từ thai nhi thải vào buồng ối. Chất gây có thể là tế bào từ da, niêm mạc hô hấp, niêm mạc miệng hay đường niệu, đường tiêu hóa. Thai càng lớn thì tình trạng nước ối đục càng dễ xảy ra do tình trạng bong tróc chất gây càng ngày càng nhiều.

Nguyên nhân thứ hai có thể là do trong buồng ối có phân su, chứng tỏ thai nhi đã hoặc đang bị thiếu oxy, khiến cơ vòng hậu môn giãn ra và đẩy phân su vào buồng ối làm cho ối bị đục.

Mẹ bầu có chế độ ăn mặn cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước ối. Nếu mẹ bầu thường xuyên ăn mặn có thể gây ra tình trạng nước ối đục, cạn ối hoặc thiếu ối.

Thêm một nguyên nhân khiến nước ối bị đục có thể là mẹ bầu mắc bệnh về phụ khoa trong quá trình mang thai em bé như viêm nhiễm âm đạo, viêm cổ tử cung,..Vì vậy mẹ bầu hãy chú ý theo dõi và chăm sóc sức khỏe thật tốt.

3. Bà bầu bị nước ối đục có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị nước ối đục có ảnh hưởng đến thai nhi không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nguyên nhân bị nước ối đục là yếu tố quan trọng nhất quyết định ảnh hưởng của tình trạng này lên thai nhi.

Nếu nguyên nhân gây ra hiện tượng nước ối đục do chất gây của thai nhi thì sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Với trường hợp nước ối đục trong tháng cuối của thai kỳ thì hoàn toàn có thể yên tâm vì thai càng lớn thì hiện tượng bong tróc càng nhiều. Ngoài lý do trên, nếu nước ối đục do thai nhi thải phân su, mẹ bầu bị viêm nhiễm, hay chế độ dinh dưỡng không lành mạnh và khoa học; thì các trường hợp này đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi theo các mức độ khác nhau như chậm phát triển, thai nhi bị nhiễm trùng hoặc thiếu oxy dẫn đến tình trạng bị ngạt,...

Trường hợp nguyên nhân nước ối đục là do bị lẫn phân su của thai nhi thì mẹ cần phải điều trị ngay để tránh việc suy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Nếu tình trạng suy thai chỉ là tạm thời, mẹ bầu cũng không nên chủ quan mà cần theo dõi sát sao để đề phòng suy thai tái phát. Nguy hiểm hơn, nếu nước ối bị nhiễm phân su sẽ gây ra tình trạng viêm phổi, nhiễm trùng phổi khi sinh em bé. Thậm chí có thể gặp tình trạng nghiêm trọng hơn là xẹp phổi, thiếu oxy.

Bà bầu bị nước ối đục có ảnh hưởng đến thai nhi không

4. Bà bầu cần làm gì khi bị nước ối đục?

Trong quá trình mang thai em bé, nếu gặp phải tình trạng nước ối đục, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau đây:

  • Giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, ổn định tâm trạng, không lo lắng quá mức.
  • Lưu ý chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, ăn nhạt, điều độ và bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng.
  • Không nên uống quá nhiều nước dừa, nước mía theo kinh nghiệm truyền miệng. Không ăn quá nhiều đồ ăn chiên xào… sẽ gây khó tiêu, đầy bụng, tăng cân nhanh.
  • Nghỉ ngơi thường xuyên hơn, tư thế di chuyển, nằm, ngồi nhẹ nhàng. Ngủ đủ giấc, nằm nghiêng về bên trái để quá trình trao đổi oxy của thai nhi diễn ra thuận lợi.
  • Khám thai và siêu âm định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Việc này sẽ giúp thai nhi được theo dõi kỹ càng nhằm phát hiện sớm được các dấu hiệu bất thường.
  • Cần theo dõi, nếu thấy hiện tượng rỉ ối thì mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay để bác sĩ có thể xử lý kịp thời.

Hiện tượng bà bầu bị nước ối đục do đâu và gây ra những nguy hiểm gì đến mẹ và em bé đã được chúng tôi chia sẻ trên đây. Hy vọng bài viết của nuoidaycon. Com đã mang đến cho mẹ bầu những kiến thức cần thiết trong quá trình mang thai để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Tags:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN