Các giai đoạn phát triển của thai nhi

Quyến Bùi
Đăng vào 03/09/2019
697 lượt xem
Các giai đoạn phát triển của thai nhi, 2 rm_ratings 2 rm_ratings
4.00/5 - Có 2 Bình chọn

Khi biết tin mình mang thai, mẹ đã đặt ra rất nhiều câu hỏi. Hòa trong niềm vui khi chào đón con đến bên mẹ, mẹ bắt đầu tìm hiểu các giai đoạn phát triển của thai nhi để mình có những kiến thức cơ bản nhất giúp con phát triển khỏe mạnh. Nuoidaycon.com.vn sẽ giúp mẹ hiểu bé qua từng tuần phát triển cụ thể nhé.

2 tuần: Thụ thai

Bạn đang thắc mắc, tại sao không có tuần đầu tiên đúng không? Tuổi thai của bé được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng, vậy nên khi quá trình thu thai được bắt đầu thì thai nhi của bạn đã được tính là 2 tuần rồi. Khi tinh trùng xâm nhập được vào và gặp trứng, trứng của bạn sẽ được thụ tinh sau 12 đến 24 giờ sau đó. Hiện tượng sinh học đơn giản nhưng nó lại đang dần tạo nên một con người. Trứng được thụ tinh sẽ bắt đầu phân chia thành nhiều tế bào trong vài ngày tới. Nó dần di chuyển xuống ống dẫn trứng, đi vào tử cung và chui vào niêm mạc tử cung của bạn.

minh họa cấy ghép tuần thứ ba

3 tuần: Cấy ghép

Thời gian này, phôi nang được hình thành gồm hàng trăm tế bào được nhân lên nhanh chóng và phát triển thành em bé. Phôi nang nép mình trong lớp lót giàu chất dinh dưỡng trong tử cung của bạn. Giai đoạn này cơ thể mẹ đã bắt đầu sản xuất horhome thai kỳ HGG, buồng trứng đã ngưng giải phóng trứng.

illustration of the early stage embryo

Tuần thứ 4:

Thời điểm này, bạn đang mong chờ chu kỳ kinh tiếp theo đến hạn. Đây cũng là thời điểm bạn có thể dùng các biện pháp thử thai tại nhà và có thể kết quả dương tính như bạn đang mong đợi. Em bé của bạn đã được hình thành là một phôi thai hoàn chỉnh.

Mặc dù giai đoạn này, em bé của bạn có kích thước rất nhỏ, nhưng nếu bạn tìm đến bác sĩ để kiểm tra thì rất có thể bạn sẽ nhận được một kết quả chắc chắn rồi.

illustration of an embryo

Tuần thứ 5:

Em bé của bạn đang phát triển rất nhanh, hình hài bé hiện tại giống một con nòng nọc hơn con người. Trái tim của bé đã có thể bắt đầu đập ở giai đoạn này, hệ thống tuần hoàn đang bắt đầu hình thành. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng khi vừa đi gặp bác sĩ về mà chưa thấy tim thai nhé. Rất có thể thời điểm thụ thai của bạn cách xa ngày của chu kỳ kinh cuối. Để chắc chắn nhất, bạn có thể gặp bác sĩ khi được 6-8 tuần.

Kích thước em bé của bạn có lẽ đang chỉ bằng một hạt vừng

illustration of an embryo

Tuần thứ 6:

Hiện tại có lẽ em bé của bạn mới chỉ có kích thước bằng một hạt đậu, nhưng trong khoảng 20 tuần đầu, bạn đừng quá coi trọng cân nặng hay kích thước của bé. Giai đoạn này đánh giá kích thước chỉ ở mức tương đối. Khi này não và ruột của bé bắt đầu phát triển, các bộ phận mũi, miệng, tai đang dần hình thành

embryo

Tuần thứ 7:

Ở tuần này, em bé của bạn vẫn còn một cái đuôi, nhưng sẽ sớm biến mất. Tay và chân bé giống như mái chèo đang nổi lên từ cánh tay phát triển từng ngày.

embryo

Tuần thứ 8:

Các tế bào thần kinh đang phân nhánh và hình thành hệ thần kinh nguyên thủy. Em bé của bạn đã bắt đầu biết di chuyển xung quanh. Các ống thở đang dần kéo dài từ cổ họng đến phổi. Bạn chưa thể cảm nhận được con đang sống trong bụng mẹ như thế nào, những bé phát triển rất nhanh, theo từng ngày mẹ ạ.

embryo with his head down

Tuần thứ 9:

Đuôi phôi thai của bé đã biến mất và bắt đầu bước sang giai đoạn mới. Sinh lý cơ bản của bé đã sẵn sàng (bé đã có dái tai nhỏ). Kích thước của thai nhi hiện tại chỉ bằng một quả nho, nhưng bé sẽ bắt đầu tăng cân rất nhanh sau đấy.

illustration of a fetus in a womb

Tuần thứ 10:

Trong tuần thứ 10, phôi thai của bạn đã hoàn thành phần quan trọng nhất của sự phát triển. Các chi (chân, tay) của bé có thể uốn cong, móng tay đã bắt đầu hình thành.

Kích thước em bé của bạn có thể bằng một quả quất.

illustration of a fetus in a womb

Tuần thứ 11:

Dù ở mốc 11 tuần, bạn chưa thể cảm nhận được hoạt động của em bé trong bụng. Nhưng em bé của bạn đã gần như hoàn thành. Cô bé hay cậu bé ấy đã có thể đã, duỗi hay nấc lên khi cơ hoành phát triển.

illustration of a fetus in a womb

Tuần thứ 12:

Đây là một trong những mốc quan trọng để mẹ đi siêu âm. Ở tuần này, bác sĩ sẽ chỉ cho mẹ thấy chỉ số độ mờ da gáy để đưa ra nhận xét về khả năng dị tật thai nhi. Khi này, các phản xạ của bé bắt đầu xuất hiện: Các ngón tay có thể mở ra, đóng lại, các ngòn chân sẽ cong và bạn có thể tình cờ nhìn thấy hình ảnh bé mút tay khi đi siêu âm.

Kích thước em bé của bạn đã được bằng một quả chanh.

illustration of a fetus in a womb

Tuần thứ 13:

Bạn đã cùng con trải qua hết tam cá nguyệt đầu tiên rồi, đã đi cùng con được 1/3 quãng đường con nằm trong bụng mẹ rồi. Những ngón tay của bé giờ đã có dấu vân tay rồi mẹ ạ, toàn bộ nội tạng của bé cũng đã hình thành toàn diện. Nếu em bé của bạn là một bé gái đáng yêu thì lúc này buồng trứng của cô bé ấy đã chứa đến hơn 2 triệu trứng.

illustration of woman's belly during 13th week of pregnancy

Bạn đang rất ngạc nhiên đúng không? Mỗi tuần trải qua bên con, hai mẹ con dần có một thứ tình cảm vô bờ, một cảm giác không có ông bố nào hiểu được. Mẹ có thể bỗng vui, rồi bỗng buồn...là điều dễ hiểu. Nên mẹ cùng nuoidaycon.com.vn tìm hiểu tiếp các giai đoạn phát triển của thai nhi nhé.

Bạn giờ đây đã bắt đầu vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2. Bạn dường như đã trải qua thời kỳ ốm nghén mệt mỏi để rã rời, hay bạn ốm nghén rất nhẹ nhàng. Giai đoạn này, hầu hết các triệu chứng ốm nghén đã giảm và dần biến mất.

Bạn đang tràn đầy năng lương, tinh thần thoải mái và đang rất yêu đời. Hay giữ cho mình tinh thần ấy và cùng con đi qua thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2 đầy thú vị.

Tuần thứ 14:

Bé đã có thể sử dụng cơ mặt để thể hiện cảm xúc vui buồn của chính mình. Não bộ của bé cũng phát triển rất nhanh, bé có thể cảm nhận được tình cảm của mẹ.

illustration of a fetus in a womb

Tuần thứ 15:

Mặc dù mí mắt của bé chưa thể mở ra, nhưng bé có thể cảm nhận được ánh sáng. Điều này dễ hiểu khi bạn chiếu đèn pin vào bụng, cô bé sẽ tránh xa chùm sáng. Đây cũng là thời điểm chắc chắn để bạn biết được giới tính của bé. Ngày nay với công nghệ hiện đại, nhiều bác sĩ đã có thể tiết lộ giới tính cho mẹ ngay từ tuần 12. Song tới thời điểm này thì mẹ có thể chắc chắn gần như 100% rồi nè.

illustration of a fetus in a womb

Tuần thứ 16:

Người xưa hay có câu: "Ho mọc tóc". Đây chính là giai đoạn tạo hình trên da đầu bé bắt đầu, mặc dù chưa nhìn thấy tóc nhưng các tế bào đang dần phát triển. Nếu bạn đang mang thai bé đầu thì có thể bạn chưa cảm nhận thấy em bé đang đạp (máy bụng) nhưng nếu bạn mang thai bé thứ 2, bạn dễ dàng cảm nhận điều này hơn. Mẹ đang cười vui vẻ khi thấy con đạp cái đầu tiên đúng không? Hãy lưu giữ lại khoảnh khắc đáng yêu này nhé. Đầu của em bé cũng đã thẳng hơn.

Kích thước em bé của bạn giờ đã có thể bằng một quả bơ rồi nè.

illustration of a fetus in a womb

Tuần thứ 17:

Bộ xương của em bé trước đây là sụm mềm, thì nay đã cứng lại. Dây rốn khỏe và dày hơn. Hoạt động các chi của con đã linh hoạt, mạnh mẽ hơn.

illustration of a fetus in a womb

Tuần thứ 18:

Tuần này, chắc hẳn bạn đã cảm nhận được cử động của con rồi. Bé có thể uốn cong cay và chân để cử động và đạp vào bụng mẹ. Một lớp bảo vệ của myelin đang hình thành xung quanh dây thần kinh của bé.

illustration of a fetus in a womb

Tuần thứ 19:

Khức giác, thị giác, xúc giác, thính giác của bé đang phát triển và bé có thể nghe đươcj giọng nói của bạn, của người thân. Từ thời điểm này, mẹ và bố nên nói chuyện với bé hàng ngày, hát cùng con hay đọc truyện cho con mỗi tối...

illustration of a fetus in a womb

Tuần thứ 20:

Hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện, bé đã có thể tạo ra phân su - thứ mà bé sẽ vượt qua ngay sau khi sinh hoặt trong bụng mẹ ở những ngày cuối cùng của thai kỳ. Em bé có thể nuốt và tiếp nhận nguồn dinh dưỡng từ mẹ.

illustration of a fetus in a womb

Tuần thứ 21:

Ngay lúc này, bạn có thể thấy bụng mình nhấp nhô do em bé đạp mạnh. Nếu những tuần trước em bé của mẹ chỉ đập cánh thì giờ bé có thể đá và đâm vào tường tử cung của bạn. Bạn dần quen thuộc với những hoạt động của em bé từ giờ ngủ, giờ chơi.

illustration of a fetus in a womb

Tuần thứ 22:

Bạn đã có thể nhìn rõ hình hài của con, con đã giống như một đứa trẻ sơ sinh thu nhỏ. Các đặc điểm cơ thể được hình thành và phát triển từng ngày. Đây cũng là giai đoạn mẹ quan trọng mẹ cần tìm đến bác sĩ để siêu âm.

illustration of a fetus in a womb

Tuần thứ 23:

Đôi tai của bé ngày càng tốt hơn trong việc thu nhận âm thanh rồi. Điều này lý giải cho nhiều mẹ sau khi sinh mà thấy bé cảm nhận được giọng nói quen thuộc.

Kích thước em bé của bạn có lẽ đã bằng một quả xoài lớn.

illustration of a fetus in a womb

Tuần thứ 24

Ở tuần này, da em bé vẫn mỏng và mờ. Bạn có thể nhìn thấy hình dáng bé khá gầy và dài. Song bé sắp trở nên mũm mĩm rồi, mẹ chỉ cần tạo cho mình chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng thôi nhé.

illustration of a fetus in a womb

Tuần thứ 25:

Bé không còn làn da nhăn nheo nữa, da bé đã căng bóng khiến bé trông giống trẻ sơ sinh. Sự phát triển của màu tóc, kết cấu tóc mẹ cũng có thể dễ dàng nhận biết hơn.

illustration of a fetus in a womb

Tuần thứ 26:

Hàng ngày, bé đều có một bài thực hành cho phổi để chuẩn bị cho hơi thở đầu tiên ngay khi được chào đời. Bé hít vào và thở ra nước ối để dần hoàn thiện các chức năng của phổi.

Kích thước em bé của bạn giờ có lẽ đã bằng một bó hành lá hjhj

illustration of a fetus in a womb

Tuần thứ 27:

Mẹ bầu đang dần quen với lịch sinh hoạt của con. Bé bây giờ thức và ngủ theo lịch trình thường xuyên hơn, não của bé cũng rất năng động. Đây cũng là tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ 2 của bạn. Đừng vội lo lắng về những triệu chứng của quá trình mang thai những tuần cuối. Bạn đã đi cùng con 2/3 quãng đường rồi, chẳng còn nhiều thời gian nữa, bạn sẽ được gặp bé, được ôm bé da kề da và òa khóc vì hạnh phúc.

illustration of woman's belly during 27th week of pregnancy

Bạn đã bước vào tam cá nguyệt thứ 3:

Em bé đang lớn dần lên trong bụng mẹ. Giai đoạn này bạn sẽ cảm thấy thường xuyên đi tiểu, hay bị chuột rút, đau lưng...vì em bé đang lớn rất nhanh và chiếm khá nhiều vị trí trọng khoang bụng mẹ và chèn lên dây thần kinh ở hông và lưng của mẹ.

Lúc này, mẹ nên chuẩn bị tinh thần và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến sinh đẻ. Đăng ký lớp học tiền sản, chọn bác sĩ, bệnh viện cho bé...

Tuần thứ 28:

Cô bé trong bụng mẹ có thể chớp mắt, lông mi đã mọc lên...Thị lực của bé đang phát triển để giúp bé cảm nhận được việc lọc ánh sáng từ bên ngoài.

illustration of a fetus in a womb

Tuần thứ 29:

Bộ não của bé đang phát triển, kích thước đầu cũng lớn dần lên. Khối cơ bắp và phổi của bé đang bận rộn để sẵn sàng cho hoạt động của thế giới bên ngoài

Kích thước em bé của bạn hiện giờ đã bằng một quá bí ngô

illustration of a fetus in a womb

Tuần thứ 30:

Bé sống trong môi trường nước ối của mẹ. Lượng nước ối của mỗi mẹ là khác nhau nhưng mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều chỉnh hợp lý nhé.

illustration of a fetus in a womb

Tuần thứ 31:

Quay đầu từ bên này sang bên kia đôi lúc đã thành trò vui chơi của bé. Bé đùa nghịch, hoạt động linh hoạt trong bụng mẹ mỗi ngày. Ở tuần này, ở cánh tay và chân bé xuất hiện lớp mỡ bảo vệ và tích tụ dưới da.

illustration of a fetus in a womb

Tuần thứ 32:

Giai đoạn này, mẹ thấy bé tăng cân khá nhanh. Cơ thể em bé có thể tăng một phần ba đến một nửa cân nặng khi sinh. Trong 7 tuần tới, bé sẽ tăng cân nhanh để chuẩn bị cho cuộc sống ngoài tử cung.

Đây cũng là mốc quan trọng để mẹ đi siêu âm dị tật cho bé nhé.

illustration of a fetus in a womb

Tuần thứ 33:

Xương trong hộp sọ của bé lúc này chưa được hợp nhất. Điều này lý giải cho việc em bé sinh ra luôn có thóp và đầu khá mềm. Khi trưởng thành hơn, hộp sọ sẽ hoàn toàn hợp nhất nên mẹ đừng lo lắng nhé.

illustration of a baby in the womb

Tuần thứ 34:

Hệ thống thần kinh của bé đang trưởng thành. Ở giai đoạn này em bé của mẹ đã hoàn toàn khỏe mạnh và sẵn sàng để chào đời mà không gặp vấn đề sức khỏe nào khác thường. Song nếu bé được sinh ra đủ ngày đủ tháng, bé sẽ có điều kiện phát triển tốt nhất.

illustration of a baby in the womb

Tuần thứ 35:

Lúc này, thận và gan của bé đã phát triển đầy đủ để bé có thể tự xử lý một số sản phẩm thải.

Kich thước em bé của mẹ có lẽ đã lớn bằng quả dưa

illustration of a baby in the womb

Tuần thứ 36:

Em bé của bạn đang tăng trưởng mỗi ngày, cân nặng và kích thước cũng tăng lên rất nhanh. Cùng với vernix casóa, một chất sáp bảo vệ làn da của cô bé ấy cho đến bây giờ.

illustration of a baby in the womb

Tuần thứ 37:

Đây là thời điểm mẹ có thể chuẩn bị đồ sinh, đăng ký bệnh viện để chuẩn bị đón bé chào đời. Trong hai tuần tới, phổi và não của bé sẽ hoàn toàn trưởng thành để khám phá thế giới bên ngoài tử cung.

illustration of a baby in the womb

Tuần thứ 38:

Bạn có tò mò về màu mắt của bé không? Nhiều bé sinh ra có đôi mắt xanh, nhưng chúng có thể chuyển sang màu tối hơn khi đến khoảng 1 tuổi. Thời điểm này nếu bạn có sinh em bé, thì bé sinh ra cũng được coi là sinh đủ tháng rồi mẹ.

Kích thước em bé của bạn giờ được bác sĩ đo lường khá chính xác rồi.

illustration of a baby in mothers belly

Tuần thứ 39:

Lúc này bé đã hoàn thiện cơ thể, sẵn sàng chào đời để cùng mẹ khám phá thế giới bên ngoài rồi nè. Mẹ cũng nên chuẩn bị đồ đi sinh và một tinh thần sẵn sàng lâm bồn bất kỳ lúc nào nhé.

illustration of a baby in the womb

Tuần thứ 40:

Bạn đang đếm từng ngày đến ngày dự sinh. Nhưng mẹ cũng đừng lo lắng nếu trải qua 40 tuần mà bạn vẫn chưa có dấu hiệu sinh. Ngày dự sinh được tính dựa theo ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Đôi khi phụ nữ rụng trứng muộn hơn dự kiến hoặc giai đoạn thụ thai cách xa ngày của chu kỳ kinh.

Nhưng nếu đến ngày dự sinh mà bạn chưa thấy có dấu hiệu gì, hãy thường xuyên thăm khám bởi bác sĩ sẽ có những chỉ định hoặc can thiệp kịp thời nhé.

Tuần thứ 41:

Em bé của bạn bây giờ được coi là muộn. Bạn có thể phải đi siêu âm mỗi ngày hoặc nằm viện theo dõi vì lúc này em bé có thể có nguy cơ bị biến chứng, ngạt thở...song cũng đừng quá lo lắng. Vì nhiều em bé được sinh ra ở giai đoạn này khỏe mạnh.

illustration of a woman giving birth

Chào đón em bé đáng yêu trong niềm hạnh phúc

Lần đầu gặp em bé sau 9 tháng 10 ngày bên con bạn thấy như thế nào? Bạn có thể trải qua cảm giác lo lắng trước đấy nhưng sinh nở là một sứ mệnh thiêng liêng của người phụ nữ. Mẹ hãy thả lỏng mình để đón chào bé và chăm sóc bé trong thời gian tới đây nhé.

Nếu mẹ đang có vướng mắc gì, đang có những nỗi niềm muốn chia sẻ. Hãy nói với nuoidaycon.com.vn nhé, chúng tôi không thể khiến vui hay buồn, nhưng chúng tôi luôn lắng nghe bạn một cách tuyệt đối.

Tags:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN